share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Đối thoại giữa Tiến sĩ Nguyễn Nam và Tiến sĩ Liam Kelley


ADVERTISEMENT

Din giTiến sĩ Nguyễn Nam và Tiến sĩ Liam Kelley
Điu phi bi: Bill Nguyễn
Thi gian: 15:00 – 17:00, 17 tháng Mười năm 2020
Ngôn ngsong ngữ Anh Việt
S kin din ra trc tuyến qua ZOOM

Được cho là có nguồn gốc từ triết học cổ Trung Hoa, theo học thuyết Ngũ Hành, vạn vật trên trái đất đều được sinh ra từ 5 nguyên tố cơ bản: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ – chúng tồn tại song hành, và dựa trên sự tương tác qua lại lẫn nhau. Thuyết Ngũ Hành bao gồm các quy luật, mối quan hệ tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc; được sử dụng để giải thích và xem xét mối quan hệ của vạn vật trong mối tương quan hài hoà, thống nhất: từ sự vận động của vũ trụ và cơ chế hoạt động của lục phủ ngũ tạng; cho tới sự suy thịnh của các chế độ chính trị hay đặc tính của các vị thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền. Các nguyên lý cơ bản của Ngũ hành đã và vẫn đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực và khía cạnh trong đời sống của người Trung Hoa cũng như một số quốc gia  xung quanh như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore… – từ như hôn nhân. gia đình, kiến trúc (phong thuỷ) tới chiêm tinh học, y học hay chiến lược quân sự.

Thế nhưng, Ngũ Hành thực sự là gì? Tại sao niềm tin về Ngũ Hành lại được tìm thấy ở nhiều nền văn hoá khác nhau? Xưa kia, con người đã áp dụng Ngũ Hành như thế nào vào đời sống của họ? Trong mối tương quan của các trường phái tư tưởng, các thời đại và các dân tộc khác nhau, nhu cầu của con người với Ngũ Hành thay đổi, phát triển và khác biệt ra sao? Ngày nay, Ngũ Hành được/bị sử dụng (và khai thác) như thế nào – trên cả mặt lý thuyết lẫn thực tiễn? Tại sao Ngũ Hành vẫn rất quan trọng đối với chúng ta?

Với mong muốn tìm hiểu về lịch sử và di sản của Ngũ Hành, cũng như cách Ngũ Hành được thực hành và mối quan hệ của học thuyết này với cuộc sống của chúng ta ngày nay, The Factory trân trọng mời Giáo sư/học giả-Tiến sĩ Nguyễn Nam và Sử gia-Tiến sĩ Liam Kelley tham gia buổi đàm thoại để chia sẻ kiến ​​thức chuyên môn của họ về chủ đề này. Với phông nền kiến thức chuyên sâu về Việt Nam học và Đông Nam Á học, hai diễn giả sẽ giới thiệu tới người nghe các phương pháp tiếp cận/nghiên cứu và khung lý thuyết khác nhau, để qua đó chúng ta có thể (tiếp tục) sử dụng học thuyết Ngũ Hành như là điểm tham chiếu tất yếu cho đời sống ở thế kỷ 21. Buổi đàm thoại sẽ được điều phối bởi Bill Nguyễn, thành viên nhóm giám tuyển The Factory.

"Các đời sống của Ngũ Hành" là một phần của chuỗi chương trình cộng đồng song hành cùng chương trình "Gióng chỉnh Ngũ hành". Là một sáng kiến nghệ thuật của The Factory, "Gióng chỉnh Ngũ hành" đồng hành và hỗ trợ nghệ sĩ thị giác trong quá trình nghiên cứu và phát triển tác phẩm; với trọng tâm là tìm hiều về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, giữa văn hoá và môi trường, thông qua việc tìm hiểu các truyền thống tôn vinh năm nguyên tố cơ bản của người Việt – Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.

Về các diễn giả:

Tiến sĩ Nguyễn Nam

Trước khi gia nhập Đại học Fulbright Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Nam là Giảng viên của Trường ĐH KHXH&NV và ĐH Quốc gia TP. HCM. Ông từng là Giảng viên Văn học Việt Nam cổ cận đại và Tiếng Việt tại ĐH Tổng hợp TP. HCM, và cũng dạy về các hệ thống văn tự ở Việt Nam thời cổ cận đại, bao gồm văn ngôn Hán văn Việt Nam và chữ Nôm.

Sau khi nhận bằng Thạc Sỹ chuyên ngành Đông Á học và bằng Tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ và Văn minh Đông Á (EALC) tại trường ĐH Harvard, ông phụ trách Quản lý Chương trình Tiến sĩ của Viện Harvard-Yenching (HYI). Ông cũng là Giáo viên chữ Nôm của chương trình Học tập độc lập của Khoa EALC, ĐH Harvard. Trong bộ sách Phiên dịch học lịch sử – văn hóa: Trường hợp Truyền kỳ mạn lục do ĐH Quốc gia TP. HCM  xuất bản năm 2002, ông khảo sát những vấn đề phiên dịch liên quan đến việc lưu truyền và tiếp nhận văn bản trong những bối cảnh lịch sử và văn hoá cụ thể. Tiến Sĩ Nguyễn Nam đã từng thực hiện khá nhiều nghiên cứu tại các nước Đông Á như Nhật Bản và Đài Loan. Trọng tâm nghiên cứu của ông bao gồm văn học so sánh (chủ yếu về văn học Đông Á), phiên dịch học, và cải biên học. Ông hiện cũng là Cộng tác viên của Viện Harvard-Yenching.

Tiến sĩ Liam Kelley

Liam C. Kelley là Phó Giáo sư hiện đang giảng dạy ngành Đông Nam Á học tại Viện Nghiên cứu Châu Á, ĐH Brunei Darussalam. Mối quan tâm của ông xoay quanh lịch sử Việt Nam tiền hiện đại, đặc biệt là cách thức mà quá khứ này được tái diễn giải và tái sử dụng kể từ đầu thế kỷ 20. Bên cạnh đó, Giáo sư Kelley còn giảng dạy nhiều khóa học về lịch sử Đông Nam Á hiện đại. Ông cũng quan tâm đến cách thức mà cuộc Cách mạng Kỹ thuật số đang thay đổi phương pháp mà giới học giả xây dựng và chia sẻ các ý tưởng và công trình nghiên cứu của họ. Bản thân ông cũng là một trong những người đi đầu trong nỗ lực sử dụng phương tiện kỹ thuật số mới mẻ để phục vụ các mục đích học thuật. Cùng Giáo sư Phan Lê Hà tại Viện Giáo dục Sultan Hassanal Bolkiah (SHBIE), Giáo sư Kelley tổ chức hội nghị thường niên mang tên Engaging With Vietnam: An Interdisciplinary Dialogue (tạm dịch: Gắn kết Việt Nam: Đối thoại Liên ngành).

Phí tham gia:

  • Người lớn: 100,000VND
  • Hội viên Inner Circle và Sinh viên/Học sinh: 40,000VND. Sau khi mua vé, hội viên Inner Circle và Học sinh-Sinh viên, vui lòng gửi ảnh chụp thẻ hội viên hoặc thẻ học sinh-sinh viên của bạn đến email info@factoryartscentre.com  hoặc nhắn tin đến trang Facebook của The Factory để nhận hướng dẫn truy cập vào chương trình qua ZOOM. (Vé của bạn sẽ không hợp lệ nếu chúng tôi không nhận được thông tin thẻ hội viên/ học sinh-sinh viên của bạn).

Chúng tôi sẽ gửi hướng dẫn và đường dẫn đến buổi trò chuyện trên ZOOM qua email của bạn trước 02 ngày sự kiện diễn ra.

*Người tham gia mặc định đồng ý cho phép The Factory sử dụng tất cả những hình ảnh, ý kiến của mình để làm tư liệu của chương trình; ban tổ chức và The Factory được quyền sử dụng hình ảnh, ý kiến hợp pháp với mục đích phi lợi nhuận như: lưu trữ, viết bài báo, quảng bá…

**Không áp dụng chính sách đổi trả nếu bạn không tham dự hoặc vé không hợp lệ.


ADVERTISEMENT