share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Hành trình đến với Sơn Đoòng - Hang động lớn nhất Thế Giới (Hồi cuối)


ADVERTISEMENT

Hành trình thám hiểm của chúng tôi đã tới ngày cuối cùng, dù kể ra thấy dài như cả tháng trời! Tâm điểm của ngày cuối cùng không gì hơn chính là Bức tường Việt Nam (the Wall of Vietnam) ở điểm cực Bắc của hang Sơn Đoòng. 

Đây cũng là thử thách cuối cùng mà đoán thám hiểm của Howard Limbert năm 2010 vượt qua được (trước đó cũng chính Howard Limbert đã thất bại trong chuyến thám hiểm năm 2009 do không có đủ thiết bị leo núi) và đồng thời phát hiệnđược lối ra phía sau của hang. Như vậy, hang Sơn Đoòng có 2 cửa hang ở điểm cực Nam và cực Bắc của hang, thêm 2 hố sụt ở giữa khiến cho không khí được lưu thông, chính nhờ thế mà Hồ Khanh nhìn thấy hơi nước bay ngùn ngụt ở cửa vào và nghe tiếng gió rít lạnh người khi lần đầu tiên phát hiện ra Sơn Đoòng.

Watto đi trước cùng nhóm safety assistants để chuẩn bị các phương tiện giúp chúng tôi vượt Bức tường Việt Nam. Từ camp site, chúng tôi đi sâu vào trong hang theo con đường chiều hôm trước đã đi, tới tận bến thuyền, rồi lên thuyền vượt sông ngầm chèo thẳng tới Bức tường Việt Nam, lên tới đỉnh thì dừng lại nghỉ ăn trưa, trước khi ra khỏi cửa hang phía sau và đi trekking xuyên rừng trở về.

Khoảng cách từ bến thuyền tới chân Bức tường Việt Nam gần 1km, ở đầu này 3 chúng tôi thi thoảng hú thật to thì đầu kia chỉ nghe văng vẳng như tiếng muỗi, vì đi thuyền ròng rã 20 phút mới tới. Vào mùa khô, con sông ngầm chỗ này rút sâu, chỉ còn lại bùn khoáng, cực kỳ khó đi. Đi giày còn đỡ, các bạn Oxalis đi sandals nhựa thì rất dễ bị tuột, dính chặt xuống đáy bùn rất khó lôi lên. Lúc này nhờ ảnh hưởng của mưa lũ nên nước dềnh lên lênh láng, bắt buộc phải đi thuyền chứ không lội bùn được.

Từ chân bức tường lên tới đỉnh cao tới 90m, trong đó 25m đầu tiên là dốc thẳng đứng, cực kỳ khó leo nếu không muốn nói là không thể leo được với dân nghiệp dư, chưa nói tới chuyện quá nguy hiểm. Chính vì thế nên trước tháng 5/2017, tất cả các tour thám hiểm Sơn Đoòng đều không leo được lên Bức tường Việt Nam, mà chỉ tới chân tường, chụp ảnh xong quay trở về theo đường cũ.  

Theo tour mới, chúng tôi được leo lên Bức tường, chui ra khỏi hang theo cửa sau và trở về bằng đường khác, không lặp lại đường đi ban đầu. Đi thế này có rất nhiều điểm lợi:

1. Rút ngắn hành trình từ 5 ngày 4 đêm xuống còn 4 ngày 3 đêm;

2. Giảm bớt tác động của con người tới hang vì chỉ đi 1 lượt thay vì 2 lượt đi và về;

3. Lỡ có xảy ra tai nạn cần cứu hộ, tốc độ cấp cứu sẽ nhanh hơn nhiều;

4. Tất nhiên rồi, được trèo lên đỉnh Bức tường vĩ đại và ra khỏi hang theo lối khác là một trải nghiệm tuyệt vời.

Khó khăn lớn nhất là 25m đầu tiên hầu như dốc đứng, là trở ngại không thể vượt qua với tất cả mọi người. Oxalis làm 1 cái thang bằng inox dài, bắt vít 2 đầu vào đá, mỗi mũi khoan có đường kính 1cm và sâu tới hơn 10cm, trong đó 2cm đầu tiên là lớp thạch nhũ và hơn 8cm sau đó là đá vôi gốc rất cứng. Lỗ khoan nhỏ cỡ 1cm nên không ảnh hưởng tới thạch nhũ.

Sau khi thuyền cặp vào chân thang, mỗi người tháo áo phao, khoác ba lô lên, móc dây an toàn vào đai lưng rồi bắt đầu leo lên thang. Tới đây, sẽ có thêm 1 sợi thừng nữa móc vào khuyên ngực để nhóm của Watto phía trên sẽ kéo trợ lực cho chúng tôi leo lên. Từ chỗ này lên tới đỉnh còn 65m nữa, độ dốc khoảng 45o, đường đi khá hẹp, đạp ngay lên trên lớp nhũ tràn vẫn đang tiếp tục dày lên. Với 1 đai an toàn móc vào thắt lưng, 1 dây kéo trợ lực móc vào ngực, thêm 1 dây nữa 2 tay tự bám vào kéo lên, việc leo núi trở nên nhanh và dễ dàng hơn nhiều, dù cũng khá mất sức. Chỉ việc đứng thẳng, nghiêng người về phía sau, choãi 2 chân sang 2 bên cho vững chắc, bám vào dây và cứ thế đi lên. Chưa tới 10 phút tôi đã hoàn thành chặng cuối cùng, đặt chân lên đỉnh và thở phì phò, hơi mệt nhưng cực kỳ thỏa mãn sau khi chinh phục thử thách cuối cùng.

2 cửa hang đều ở độ cao khoảng 80m so với đáy hang nhưng khác với lối vào, cửa hang lối ra không bị bủa vây bởi những vách nhũ đá dốc đứng. Thay vào đó, đoàn thám hiểm của Limbert tìm được đường ra luồn lách theo những khối đá xếp chồng đống lên tận miệng hang, nhưng vẫn phải leo ngược dốc cực kỳ mỏi. Từ trên đỉnh bức tường, chúng tôi leo xuống dốc tới đáy hang đầy bùn khoáng, nhão nhoét và lầy lội, rồi từ đó leo ngược lên dốc tới cửa hang, men theo những khối đá lớn lăn lóc giống như ở quanh 2 hố sụt.

Khi tất cả đoàn đã lên tới miệng hang, chúng tôi ngồi nghỉ ít phút trước khi bắt đầu leo xuống núi. Mất gần 1 giờ đồng hồ len lỏi quanh sườn núi, qua những mảng đá tai mèo rất sắc, chúng tôi xuống được rừng rậm nguyên sinh. Từ đây, mất thêm 45 phút trekking xuyên rừng và suối nữa chúng tôi tới được đường nhựa, nơi cả đoàn nghỉ ngơi, gặp toàn bộ đội porters, đầu bếp, chụp ảnh kỷ niệm trước khi lên xe về Chày Lập.

Tác giả Hoàng Lê Giang:

Được biết tới với vai trò là một phượt thủ nổi tiếng, là người Việt Nam đầu tiên chinh phục được Bắc Cực. Hoàng Lê Giang từng đi qua 30 nước trên thế giới, 7 lần chinh phục dãy Himalaya nằm ở Tây Tạng và từng sống sót sau khi trải qua trận bão tuyết ở Nepal. 


ADVERTISEMENT