share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Lorong Buangkok: Ngôi làng cuối cùng còn lại của Singapore


ADVERTISEMENT

Nằm ở phía đông bắc Singapore, Lorong Buangkok chính là ngôi làng truyền thống cuối cùng còn sót lại. Mặc dù giá trị BĐS đã lên đến hàng trăm triệu đô la Singapore nhưng chủ nhân mảnh đất vẫn nói "không" với tất cả các giao dịch.

Làng "kampong" Lorong Buangkok

Lọt thỏm giữa những toà cao ốc chọc trời, làng "kampong" Lorong Buangkok lại mang một hơi thở yên bình, giấu mình khỏi quá trình đô thị hoá chóng mặt của Singapore. Đây chính là ngôi làng truyền thống cuối cùng của đất nước này, nơi mang lại cái nhìn về một Singapore của những ngày xưa cũ.

Làng "kampong" Lorong Buangkok có khoảng 28 hộ gia đình đang sinh sống trong những ngôi nhà lợp mái tôn nằm san sát nhau. Ngôi làng chỉ cách khu đô thị và các trung tâm thương mại sầm uất một khoảng ngắn.

Trước đây, làng "kampong" Lorong Buangkok là một vùng đầm lầy và rất dễ bị lũ lụt. Chính vì vậy, làng còn có một cái tên nữa – Kampong Selak Kain – nghĩa là "xách xà rông lên". Vào những ngày mưa, nước đôi khi sẽ ngập cao lên đến đầu gối, dân làng phải vén xà rông lên để tiện bề đi lại. Sau này, con kênh dọc Gerald Drive đã giải quyết được phần nào vấn đề, tuy nhiên vẫn không đủ để đối phó với những trận mưa lớn.

Chính phủ sẽ cung cấp cho dân làng điện, nước và thu gom rác thải. Bưu phẩm sẽ được một người đưa thư chạy xe máy đến ký gửi mỗi ngày.

Lịch sử về làng và cộng đồng "kampong"

Năm 1956, một người thầy thuốc đông y từ Trung Hoa tên là Sng Teow Koon đến và mua lại khu đất. Sau đó chia nhỏ thành từng lô và cho thuê, thu hút hơn 40 hộ gia đình đến sinh sống cùng nhau thành một cộng đồng, gọi là cộng đồng "kampong". Hơn 20 năm sau, quyền sở hữu ngôi làng được nhường lại cho con gái của ông – bà Sng Mui Hong.

Đứng trước sự phát triển không ngừng của Singapore, bà Mui Hong vẫn lựa chọn việc bảo tồn và giữ gìn nếp sống truyền thống của cha mình trước đây.

Kampong là một thuật ngữ dùng để chỉ ngôi làng trong tiếng Mã Lai. Ngoài ra, nếp sống ở làng kampong trái ngược hẳn so với lối sống ở những căn hộ trong các tòa cao ốc hiện đại.

Tại làng Lorong Buangkok, hàng xóm rất thân thiết, trẻ em rủ nhau đi học, người lớn cùng nhau uống trà trò chuyện. Một thế giới đối lập nằm giữa lòng Singapore hiện đại. Xung quanh những căn nhà lợp mái tôn là cây cối xanh um, văng vẳng tiếng chim hót, dế kêu, gà gáy. Dân làng thậm chí còn không có thói quen chốt cửa. Như một người dân chia sẻ:

“Chúng tôi để cửa mở. Đó là cách chúng tôi thể hiện sự tin tưởng lẫn nhau.”

Được biết, nhà ở đây chỉ cho những người có quen biết với dân làng cũ hoặc có quan hệ thân thiết với trưởng làng – bà Sng Mui Hong – cho thuê.

Chủ đề tối kỵ: Bất động sản

Người dân của làng kampong Lorong Buangkok rất thân thiện, tuy nhiên, họ cũng rất chú trọng sự riêng tư. Và hơn hết, mọi chủ đề xoay quanh bất động sản đều là tối kỵ.

Một khi nhắc đến vấn đề thuê nhà, giá trị BĐS thì ngay lập tức, thái độ của họ sẽ thay đổi. Nụ cười sẽ tắt, họ tìm cách lảng tránh, đổi chủ đề hoặc tệ hơn là nhanh chóng cáo lỗi rời đi. Việc này có nguyên nhân của nó.

Năm 2007, dân làng đã phải ném đá, dựng hàng rào, đóng cửa nhiều ngày liền để xua đuổi những nhân viên BĐS đến thương lượng về việc mua đất. Ngoài ra họ cũng rất cảnh giác với nhà báo và phóng viên, nói thẳng là ác cảm. Vì những phóng viên địa phương đã nhiều lần đến làm phiền, thậm chí cắm trại trước cửa nhà dân để moi tin tức về giá trị mảnh đất hiện tại mà bà Mui Hong đang sở hữu.

Một báo cáo từ năm 2007 cho biết, bà Sng đã được đề nghị 33 triệu đô la Singapore (khoảng hơn 555 tỷ VND) cho khu BĐS làng kampong. Một hướng dẫn viên du lịch địa phương đã chia sẻ thêm, bà Sng đã nhận được một giá thầu khác tầm 70 triệu đô la Singapore (khoảng 1.177 tỷ VND).

Chuyên gia BĐS Chuang Kuo Wei cho biết, một giao dịch BĐS gần đây của chính phủ có kích thước tương tự làng kampong đã được bán với giá hơn 381 triệu đô la Singapore. Vì vậy, khu đất này đang thu hút rất nhiều sự chú ý.

Tuy nhiên, đến hiện tại, bà Sng vẫn cười và nói “không” với mọi đề nghị.

“Tôi thích một cuộc sống đơn giản” – Sng Mui Hong.

Nhìn xa hơn, mặc dù bà Mui Hong là chủ sở hữu vĩnh viễn của khu đất nhưng khi chính phủ muốn, họ vẫn có quyền thu hồi tài sản đó. "Câu chuyện ở đây là liệu họ muốn bảo tồn ngôi làng như một di sản hay sẽ phá bỏ nó", giáo sư BĐS Đại học Quốc gia Singapore chia sẻ.

Bà Mui Hong hiện tại đã 70 tuổi và không có con, tương lai của ngôi làng vẫn là một ẩn số. Khi nhận được câu hỏi liệu điều gì sẽ xảy ra đối với khu đất, Sng giữ thái độ thất thần:

“Điều gì đến rồi cũng sẽ đến”.


ADVERTISEMENT