share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

"Nhặt lá rừng xưa" - Triển lãm cá nhân của nữ nghê sĩ Võ Trân Châu


ADVERTISEMENT

"Nhặt Lá Rừng Xưa"

Triển lãm cá nhân của nghệ sĩ Võ Trân Châu 

Khai mạc: 18h00 ngày 14 tháng 02 và kéo dài đến hết ngày 10 tháng 04 năm 2020

Địa điểm: Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory

“Nhặt Lá Rừng Xưa” – Triển lãm cá nhân của nữ nghệ sĩ Võ Trân Châu, một trong số ít nghệ sĩ tại Việt Nam hài hoà các phương pháp của nhiếp ảnh và vải vóc. Đây là triển lãm lớn nhất của Võ Trân Châu đến thời điểm hiện tại, “Nhặt Lá Rừng Xưa” trình làng các tác phẩm mới và gần đây nhất của nữ nghệ sĩ, với điểm nhìn hướng đến công trình “di sản” Việt Nam, tái hiện và suy tư về những gì tạo nên, ghi dấu, các di sản của quá khứ. 

Mượn tiêu đề của một văn tự Phật giáo, “Nhặt Lá Rừng Xưa” như một ẩn dụ cho cách tiếp cận của người nghệ sĩ – quá trình tỉ mẩn thu nhặt những mẩu quá khứ tựa quá trình thêu và đan vải. 

Trong vòng hai năm qua, Võ Trân Châu đã thu thập vải và quần áo cũ được thải ra trên những con tàu vô chủ rải rác khắp nhiều cảng ở Sài Gòn, đặc biệt là cảng Cát Lái. Võ Trân Châu không khỏi cảm thấy bối rối trước quá trình sản xuất quá mức của nền Công nghiệp Thời trang cũng như tầm ảnh hưởng của nó đối với môi trường, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển và hiện là những cơ sở sản xuất chính cho nền Công nghiệp này. Nghệ sĩ thắc mắc về những hậu quả khôn lường của việc “phát triển” bằng mọi giá mà bất chấp những mối lo về môi trường, cũng như hệ luỵ mà quá trình hiện đại hoá và đô thị hoá đặt ra cho vấn đề về bản sắc văn hoá.

 Võ Trân Châu, ‘Nhặt Lá Rừng Xưa - Vàng, Xanh, Đỏ, Đen & Trắng', 2018-2019. Quần áo cũ. (Ảnh: Lusher Photography). 

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống thuê thùa, Võ Trân Châu hiểu rõ sức mạnh của đường kim mũi chỉ, và chọn vải vóc, đặc biệt là vải. Đối với các tác phẩm trong triển lãm này, nữ nghệ sĩ tái chế quần áo cũ bị bỏ đi bằng việc biến đổi chúng thành những “bức tranh” mosaic treo lơ lửng. Trong số đó, nhiều tác phẩm khắc họa những công trình kiến trúc đã không còn tồn tại nữa, có thể kể đến như nhà máy dệt Nam Định, Thương Xá Tax Sài Gòn, nhà thờ Trà Cổ. Khi làm việc với những bức ảnh tư liệu về những công trình này, Châu xử lý kỹ thuật số các bức hình và biến chúng thành những điểm ảnh, rồi dựa vào đó tạo nên những bức mosaic qua việc thêu những miếng vải vuông được phân loại theo màu với nhau. 

 Võ Trân Châu, "Đã từng là nhà của ai đó 1", 2019. Quần áo cũ, khung cửa gỗ tìm được (Hình ảnh: Võ Trân Châu và Galerie Quynh). 

Bằng việc tái hình dung những công trình kiến trúc và biểu tượng văn hoá (rất nhiều trong số đó là gợi về thời Pháp thuộc) đâu đó đã không còn tồn tại và không còn được lưu giữ trong ký ức mỗi người, người nghệ sĩ suy tưởng về cách mà văn hoá địa phương thu nạp, thích nghi và chọn lọc những ảnh hưởng ngoại lai, đồng thời cũng đặt câu hỏi về mối quan tâm đạo đức của xã hội đối với vai trò của ký ức tập thể cũng như sự hiện tồn vật chất của những ký ức đó ngày nay.

Triển lãm “Nhặt Lá Rừng Xưa” là triển lãm cá nhân của nữ nghệ sĩ Võ Trân Châu do Lê Thuận Uyên và Vân Đỗ giám tuyển. 

Các chương trình cộng đồng đi kèm với triển lãm tại The Factory: 

  • Thứ Bảy ngày 22.02.2020 lúc 16h00: Đối thoại: Võ Trân Châu cùng Trần Quang Đức
  • Tháng 03.2020: Tour nghệ thuật cùng Giám tuyển triển lãm 

Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory (The Factory) là trung tâm nghệ thuật đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho nghệ thuật đương đại. Chúng tôi, một tổ chức tư nhân hoạt động độc lập, tập trung vào các hoạt động văn hoá liên ngành nhằm giới thiệu và nâng cao kiến thức về nghệ thuật đương đại cũng như các dòng chảy văn hoá trong quá khứ và hiện tại ở Việt Nam. The Factory, với mô hình hoạt động như một doanh nghiệp xã hội, còn có một phòng đọc mở cửa cho công chúng gồm nhiều tài liệu mang tính giáo dục về nghệ thuật, một không gian co-working, đi kèm với một quán cà phê, quán bar và nhà hàng. Mọi doanh thu từ việc bán tác phẩm nghệ thuật và các hoạt động kinh doanh của chúng tôi đều được sử dụng để hỗ trợ kinh phí cho các triển lãm và chương trình cộng đồng tại đây. www.factoryartscentre.com

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ: art@factoryartscentre.com | +84 (0)28 3744 2589

Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory, 15 Nguyễn Ư Dĩ, Phường Thảo Điền, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam | www.factoryartscentre.com 


ADVERTISEMENT