share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

“No Sunrise No Sunset” - Khi ánh sáng không thể chạm đến


ADVERTISEMENT

No Sunrise No Sunset là một không gian kín – “một chiếc hộp” phản chiếu thế giới kỳ ảo. Được tạo nên bởi Kamin Lerchaiprasert –  một nghệ sĩ người Thái, các tác phẩm trong bộ sưu tập của ông được trưng bày tại bảo tàng Guggenheim. Việc tạo ra tác phẩm này để chuẩn bị cho sự kiện Bangkok’s first Art Biennale được tổ chức tại Karbi và ông đã kết hợp với nhà kiến trúc sư Suriya Umpansiriratana tại công ty Wall Asia có trụ sở tại Bangkok.

Tỉnh Krabi là quần thể bao gồm 80 hòn đảo được biết đến thông qua vẻ đẹp tự nhiên nổi bật. Với chủ đề Biennale - “Kỷ nguyên của Wonderland”, đòi hỏi tất cả các tác phẩm nghệ thuật được tạo nên tại Krabi để làm nổi bật lên được cảnh vật thiên nhiên phong phú và nền văn hoá nơi đây. 

“Chiếc hộp” kỳ ảo có hình dáng chữ nhật này có diện tích 50m2 mà nó được cả Lertchaiprasert and Umpansiriratana gọi là “một hang động” nhân tạo nằm ở vùng biển Andaman cuối bãi Ao Nang – một địa điểm lý tưởng những người địa phương yêu thích ngắm cảnh hoàng hôn. 

Những người nghệ sĩ cho rằng nghệ thuật như là một nghi thức có thể đạt đến sự hiểu biết, một giới hạn của bản thân nói riêng và của tự hiên, thế giới nói chung. Trong một bài phỏng vấn về “No Sunrise No Sunset” Kamin đã nói rằng “Tác phẩm này không thực sự cụ thể về địa điểm mà nó cụ thể hơn về sự sống”. Và ông cũng cho hay: “ Nó có thể được đặt ở bắt cứ nơi đâu bởi vì mặt trời có thể không di chuyển nhưng thế giới đang quay quanh bởi chính nó”.

Các bức tường bên ngoài của “chiếc hộp chữ nhật” được bao phủ hoàn toàn bằng gương, khiến toàn bộ tác phẩm cuốn hút ngay cả nó không chỉ có một câu chuyện say đắm lòng người ở bên trong. Sự phản chiếu tấm gương làm biến đổi “chiếc hộp” nhờ yếu tố phản chiếu của sự thay đổi môi trường xung quanh liên tục và không bao giờ kết thúc của những hình ảnh thanh bình; tươi đẹp của bình minh và hoàn hôn; của những đám mây trôi lơ đãng.

Bên trong tác phẩm là một thế giới về câu chuyện tình yêu chưa mở. Người nghệ sĩ tưởng tượng về câu chuyện của Yai Sa và ông Krabi, được minh hoạ trên những bức tường nằm trong tác phẩm bằng những hình vẽ graffiti liên quan đến câu chuyện tình yêu. Theo truyền thống Thái Lan thì người đàn ông phải xuất gia ở tuổi 25 trước khi kết hôn. Trong câu chuyện này, ông Krabi rời thị trấn để tìm đến chân lý giáo pháp của Đức Phật. Dường như ông không bao giờ trở về trong khi Yai Sa vẫn đứng chờ đợi trên biển. Bà đại diện cho một biểu tượng của tình yêu và sự chờ đợi. 


ADVERTISEMENT