share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Patricia Barber: Premonition 1994-2012


ADVERTISEMENT

Phải nói ngay rằng hiếm có một nữ nghệ sỹ nhạc jazz nào đóng nhiều vai trò như Patricia Barber. Vừa là một nhạc sỹ, người dẫn dắt ban nhạc, người viết lời và các giai điệu chính Patricia Barber còn là ca sỹ hát chính và chơi piano trong tất cả những dự án âm nhạc của các ban nhạc mà cô ta dẫn dắt. Có thể dễ dàng chia sự nghiệp âm nhạc của Patricia Baber thành ba thời kỳ rõ ràng dựa vào số lượng đĩa nhạc được thu âm không nhiều và có thể nói là ít ỏi với một nghệ sỹ vô cùng đặc biệt và đa tài như thế này.

Thời kỳ đầu tiên khi mới bắt đầu được công chúng yêu nhạc jazz biết đến như một tài năng xuất chúng khi Patricia Barber đã diễn một xuất bao gồm năm đêm tại Gold Star Sardine Bar vào năm 1984, thu âm Split cho nhãn đĩa Premonition Records 1989 (giai đoạn này rất ít được biết đến), A Distortion of Love cho nhãn Antilles Records/ Polygram. Thời kỳ đầu tiên này chính là tiền đề để P.B (Patricia Baber) gặp gỡ tay trống Mike Friedman trong những lần đi tour của mình, việc gặp gỡ Mike đã mở ra một thời kỳ thứ hai thành công rực rỡ, thời kỳ huy hoàng nhất trong sự nghiệp của P.B khi người nghệ sỹ này chấp nhận lời mời hợp tác thu âm cho Premonition Records một hãng thu âm rất nhỏ bé do Mike thành lập vào năm 1993. Sau đó xuyên suốt một thập kỷ là khoảng thời gian vô cùng thành công giữa ca sỹ, nhạc sỹ P.B và nhãn đĩa độc quyền này.

Thời kỳ thứ ba là thời kỳ P.B rời Premonition để thu âm cho Blue Note Records, giai đoạn này P.B thu âm tour diễn tại Pháp trong tựa đĩa Live: A Fortnight in France 2004 và phát hành DVD Live: France 2004, thu âm Mythologies (2006) album được lấy cảm hứng khi viết lời dựa trên tác phẩm Metamorphoses của Ovid's là một nhà thơ, nhà triết học người La Mã, thu âm The Cole Porte Mix năm 2008 và Smash cho Concord Records vào năm 2013. Giai đoạn này P.B vẫn hợp tác chặt chẽ trong sản xuất thu âm với Mike và cũng chính giai đoạn này Premonition tung ra một Box Set duy nhất của hãng gồm ba đĩa tổng hợp lại  một lần nữa tất cả năm đĩa đơn tuyệt vời nhất trong sự nghiệp âm nhạc của P.B như để kỷ niệm và tri ân mối quan hệ đặc biệt dẫn đến thành công vang dội cho cả nghệ sỹ P.B và hãng thu âm nhỏ bé này trong suốt một thập kỷ hợp tác.

Box Set gồm ba đĩa nhạc tổng hợp tất cả những ca khúc trải dài từ album đầu tiên P.B thu âm cho Premonition như Cafe Blue trong năm 1994, đĩa nhạc tuyệt vời này đã ngay lập tức gặt hái thành công vang dội và thu hút một lượng người hâm mộ cực kỳ lớn trên khắp thế giới biết tới giọng ca pure, liquid - oxygen này, đĩa nhạc lọt vào "top ten" trên Billboard, Coda và rất nhiều tạp chí nhạc Jazz, thậm chí tạp chí Stereophile còn đặt tên đĩa nhạc là "Record to Die For", cũng trong năm 1997, CD Review còn bình chọn đĩa nhạc Cafe Blue là Ten Greatest Jazz Vocal Recordings. Một sự khởi đầu không gì thành công và tốt hơn được nữa cho cả P.B và Premonition. Những ca khúc như "A Taste of Honey", "Ode to Billie Joe" hay là "What a Shame" đã đưa giọng ca và tiếng đàn piano của P.B tới với người hâm mộ nhạc jazz khắp nơi trên thế giới.

Tiếp nối sự mở đầu thành công vượt quá mong đợi của Cafe Blue, Modern Cool (1998) tiếp tục gây tiếng vang khi được 5 sao đánh giá của cây viết Tom Conrad thuộc tạp chí Downbeat, đây cũng là album mà P.B đã có được một đội hình chuẩn mực với guitarist John McLean, tay trống Mark Walker đến từ quartet Oregon, bassist Michael Arnopol, Dave Douglas một nghệ sỹ kèn jazz trumpet vô cùng tài năng. Khai thác và sử dụng chủ yếu các chất liệu từ nhạc pop và các thể loại nhạc khác nhưng vẫn ưu tiên thể hiện giọng hát bằng phong cách blues-jazz rất đặc trưng của mình, P.B đã đưa thẩm mỹ âm nhạc của mình cùng những phần hoà âm rất jazz của ban nhạc vào các bài hát như "Light My Fire" của nhóm The Door, "She's A Lady" của Tom Jones, hay những hit của mình như "Touch of Trash", "Postmodern Blues", và "Let it Rain".

Thành công nối tiếp thành công với ba đĩa nhạc sau đó như Companion (1999), đĩa nhạc được P.B quyết định thu "live" để capture được không khí khi cả ban nhạc đang biểu diễn tại câu lạc bộ. Ban nhạc lúc này có thêm Eric Montzka chơi trống và nghệ sỹ chơi bộ gõ percussion Afro-Latin Ruben Alvarez đã tạo thêm hiệu ứng tuyệt vời cho không khí của đĩa nhạc. Giọng hát liquid-oxygen của P.B tựa như một thứ chất lỏng đầy ma lực cuốn hút người nghe trong những track hit kinh điển như "The Beat Goes On" hay bản slow-simmering "Black Magic Woman" được làm lại của nghệ sỹ Santana. Việc hợp tác với Mike Friedman của Premonition còn tạo ra mối lương duyên giữa P.B với master là kỹ sư Jim Anderson, người đóng vai trò quan trọng dẫn tới thành công vang dội của tất cả những bản thu của P.B. Qua đôi tai của Jim Anderson, những album sau này như Night Club (2000), với những track hit tuyệt vời như "So In Love" của Cole Porter, "Yesterdays" của Jerome Kern, "Alfie" của Burt Bacharach hay bản nhạc tuyệt vời "Bye Bye Blackbird" khi cây viết của tạp chí Time phải thốt lên: "Baber's hushed, sensuous version of "Bye Bye Blackbird" has not been bettered since Miles David took the old standby out for a spin." khiến đĩa nhạc như lung linh huyền ảo níu kéo người nghe say đắm trong không gian âm nhạc mà P.B và những người cộng sự của mình đã tạo ra. 

Đĩa nhạc cuối cùng như sự hợp tác chính thức của P.B với Premonition là Verse (2002) còn thành công ngoài sức tưởng tượng hơn cả đĩa đơn trước đó là Nightclub, khi hàng loạt những ca từ, giai điệu được P.B sáng tác đều trở thành hit và được người hâm mộ ấn tượng nhất như "Mourning Grace", "Winter", "Company" và đặc biệt là bài hát "If I Were Blue" được gây cảm hứng sáng tác từ các danh hoạ như Hockney and Hopper, Goya và Piccaso.

Một loạt những cây viết phê bình âm nhạc nổi tiếng của tờ New York Times như Margo Jefferson hay Don Heckman của L.A Times gọi album là: " a stunning musical accomplishment" hay "smart songs" và lựa chọn đĩa nhạc như là Year's Best Top List. Trong đĩa nhạc cuối cùng của thời kỳ thứ hai này P.B cũng hợp tác với những nghệ sỹ tài năng có một không hai như Chicago guitarist Neal Alger, Joey Baron nghệ sỹ Minimalist New York chơi trống jazz. Xuyên suốt năm album nhạc Patricia Barber đã phô diễn hết được tài năng của mình từ giọng hát tuyệt vời, khả năng chơi piano và hoà âm cực kỳ tinh tế cho tới khả năng dẫn dắt ban nhạc suốt một thập kỷ hoàng kim rực rỡ nhất trong sự nghiệp âm nhạc của mình. 

Quay trở lại box set Premonition: 1994-2002 này, box set tổng hợp xuyên suốt năm album nhạc thành công nhất của Patricia Barber với những track hit để đời đã đưa người nghệ sỹ này trở thành một trong những ngôi sao lớn nhất trong thế giới của Jazz. Box set cũng là sự tri ân của P.B và Mike Friedman cùng Premonition Records tới cộng đồng người hâm mộ thể loại nhạc jazz trên toàn thế giới và nhất là những người đặc biệt hâm mộ giọng hát và tiếng đàn của người nghệ sỹ vô cùng đặc biệt này, người nghệ sỹ đã thực sự trở thành huyền thoại vocalist của làng nhạc Jazz thế giới. Box Set kỷ niệm được thực hiện vào năm 2007 sau khi P.B đã chuyển qua hợp tác với Blue Note Records.

Ghi Chú:

Patricia Barbes là một nghệ sỹ nhạc jazz người Mỹ, ca sỹ Blues, nghệ sỹ piano và người sáng tác lời bài hát cũng như là thủ lĩnh người dẫn dắt ban nhạc trong các dự án âm nhạc.

Jazzband:

Patricia Barber: Vocal, Piano, Hammond B-3

Dave Douglas: Trumpet

Charlie Hunter: 8-string guitar

John Mclean, Neal Alger: guitar

Joey Baron, Adam Nussbaum, Mark Walker, Adam Cruz, Eric Montzka: Drums

Michael Arnopol, Marc Johnson: Bass

Ruben Alvarez: Percussion


ADVERTISEMENT