share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Thời trang - Nghệ thuật hay thương mại


ADVERTISEMENT

The Factory, Nghệ thuật hay thương mại, thời trang

Thời trang là nghệ thuật hay là thương mại? Khát vọng của nghệ sĩ khác gì với mục đích của nhà thiết kế? Trong cuốn sách nổi tiếng ‘Xuyên thấu những lớp y phục’ (‘Seeing Through Clothes’), nhà văn Anne Hollander đã khẳng định, ‘Đầm váy cũng là một dạng thức nghệ thuật thị giác, một tạo tác hình ảnh hiện hữu.’ Nghĩ về thời trang như một hình thức nghệ thuật – tại sao điều này lại đặc biệt quan trọng với các nhà thiết kế Việt Nam, liệu đây có thể là cầu nối giữa bản sắc Việt Nam trên sàn diễn và trong đời sống?

Cuộc đối thoại giữa Giáo sư-nhà nhân học Ann Marie Leshkowich, Giáo sư-sử gia Martina Thucnhi Nguyen và Giám tuyển Dolla S. Merrillees sẽ soi xét chuỗi câu hỏi trên thông qua ví dụ là những nhà thiết kế thời trang nổi bật (ở nhiều thời kỳ khác nhau) của Việt Nam; cũng như trong bối cảnh là các triển lãm thời trang ngày một trở nên phổ biến – cả về quy mô lẫn chất lượng, và xuất hiện nhiều hơn ở cả phòng tranh lẫn bảo tàng.

Cuộc đối thoại này cũng sẽ khám phá ảnh hưởng của tính thẩm mỹ và của các yếu tố thị trường lên thực hành gìn giữ cũng như làm mới các di sản văn hoá; đồng thời luận bàn về nhà thiết kế thời trang ở vị trí vừa là một nghệ sĩ, vừa là người truyền tải bản dạng và nhận thức về văn hóa và giới – bao gồm cả câu hỏi tưởng đơn giản mà phức tạp: Liệu có cần thiết phải tồn tại một căn tính nghệ thuật thuần Việt trong thiết kế thời trang địa phương không?

Thông tin diễn giả:

Ann Marie Leshkowich là Giáo sư và Trưởng khoa Nhân học tại ĐH Holy Cross (Hoa Kỳ). Nghiên cứu của bà tập trung vào các vấn đề về giới, chuyển biến kinh tế, chủ nghĩa tân tự do, tầng lớp trung lưu, thời trang, công tác xã hội và việc nhận con nuôi ở Việt Nam. Bà là tác giả của cuốn ‘Lao động cốt lõi: Phụ nữ Việt trong thị trường biến động’ (‘Essential Trade: Vietnamese Women in a Changing Marketplace’, NXB ĐH Hawaii, 2014; thắng giải Harry J. Benda; Hiệp hội Đông Nam Á học, 2016), và là đồng biên tập của ‘Thương gia chuyển biến: Bản sắc và những tranh luận trong thị trường Việt Nam’ (‘Traders in Motion: Identities and Contestations in the Vietnamese Marketplace’, NXB ĐH Cornell, 2018), ‘Chủ nghĩa Tân tự do tại Việt Nam’ (‘Neoliberalism in Vietnam’, số đặc biệt: bài phân tích về Đông Nam Á, 2012) và ‘Tái định hướng Thời trang: Sự toàn cầu hóa của phục trang Á Đông’ (‘Re-Orienting Fashion: The Globalization of Asian Dress’, Berg, 2013). Nghiên cứu của bà ấy được xuất bản trên American Ethnologist, American Anthropologist, Journal of Asian Studies, Journal of Vietnamese Studies, and Fashion Theory.

Martina Thucnhi Nguyen là Trợ lý Giáo sư Lịch sử tại Cao đẳng Baruch (Đại học Thành phố New York). Là một nhà lịch sử học chuyên sâu về lịch sử Đông Nam Á hiện đại, những nghiên cứu của cô tập trung nói đến chủ nghĩa thực dân, đời sống trí thức và xã hội cũng như cải cách chính trị vào thế kỉ hai mươi tại Việt Nam. Quyển sách đầu tiên của cô, ‘Dựa trên sức mạnh của chính chúng ta: Tự Lực Văn Đoàn và chủ nghĩa dân tộc thế giới trong giai đoạn sau của công cuộc thuộc địa tại Việt Nam’ (‘On Our Own Strength: The Self-Reliant Literary Group and Cosmopolitan Nationalism in Late Colonial Vietnam’), sẽ được phát hành vào tháng Mười hai năm 2020 bởi Nhà xuất bản Đại học Hawaii như một phần thuộc chuỗi sách của Viện Đông Á Weatherhead tại Đại học Columbia. Cô hiện tại đang trong quá trình viết quyển sách thứ hai của mình, nó nói về lịch sử kinh tế và chính trị của Ngân hàng Đông Dương trong suốt quà trình chuyển tiếp của cuộc cách mạng/phi thực dân hóa từ những ngày đầu thuộc địa. Giáo sư Nguyen nhận bằng tiến sĩ vào năm 2012 tại Đại học California, Berkeley. Cô cũng từng tốt nghiệp đại học Northwestern, nơi cô lấy bằng Cử nhân ngành lịch sử và khoa học chính trị.

Dolla Merrillees là một giám tuyển, chuyên gia tư vấn hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, tác giả của cuốn sách Vợ của tiều phu: truyện kể của một người mẹ kế (2007). Merrillees là một diễn giả đầy cảm hứng và một cây viết đã từng đóng góp vào rất nhiều ấn phẩm in cũng như online. Cô là cựu giám đốc của Bảo tàng Nghệ thuật ứng dụng và Khoa học (MAAS), ngoài ra cũng từng là Trưởng bộ phận giám tuyển, sưu tầm và trưng bày tại Bảo tàng nói trên từ đầu năm 2014. Merrillees chịu trách nhiệm chinh trong việc dựng nên trung tâm dành riêng cho thời trang thuộc bảo tàng MAAS, đồng thời phát triển mối quan hệ chiến lược với Hội đồng thời trang Úc và toàn thể ngành công nghiệp thời trang. Một số triển lãm cô đã tham gia thực hiện trong thời kỳ tại nhiệm bao gồm: ‘Yêu như thể: thời trang cưới ở Úc’; ‘Collette Dinnigan: Cởi bỏ’; ‘Vuột khỏi tầm tay: Vật chất hoá chủ thể số’; và ‘Tài sản trân quý: trang sức và cá tính’. Merrillees đang theo học Cao học ngành Triết học tại trường Đại học Sydney và gần đây nhất từng làm việc với Trường Western Sydney University để hình thành chiến lược phát triển văn hoá nghệ thuật thập kỉ tới, đồng thời tham gia tư vấn cho Trường Đại học Tasmania và thành phố Launceston. Merrillees từng giữ vị trí phó Giám đốc tại Quỹ nghệ thuật đương đại Sherman, nơi cô giám sát việc thiết kế và sản xuất của 17 ấn phẩm khác nhau. Merrillees từng tham gia hội đồng cố vấn giám tuyển cho thành phố Sydney, nhóm cố vấn cho Viện Văn hoá và Xã hội của trường Western University và là thành viên của Chief Executive Women. Hiện cô đang nằm trong hội đồng Tư vấn phát triển Tổ hợp Thời trang của SCCI (Trung tâm Văn hoá và Ý tưởng Sherman) và là một trong ba đại sứ toàn cầu của SCCI. Đại diện cho Merrillees là tập đoàn quản lý Silverfox và Grey Models, London.

Phí tham gia:
➖ Người lớn: 100,000VND
➖ Hội viên Inner Circle/ Học sinh – Sinh viên: 40,000VND. Sau khi mua vé, hội viên Inner Circle và Học sinh-Sinh viên, vui lòng gửi ảnh chụp thẻ hội viên hoặc thẻ học sinh-sinh viên của bạn đến email info@factoryartscentre.com  hoặc nhắn tin đến trang Facebook của The Factory để nhận hướng dẫn truy cập vào chương trình qua ZOOM. (Vé của bạn sẽ không hợp lệ nếu chúng tôi không nhận được thông tin thẻ hội viên/ học sinh-sinh viên của bạn).
Chúng tôi sẽ gửi hướng dẫn và đường dẫn đến buổi trò chuyện trên ZOOM qua email của bạn trước 02 ngày sự kiện diễn ra.


ADVERTISEMENT