share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Architecture Bảo tàng Miho - Shangri-La của xứ Phù Tang


ADVERTISEMENT

Ẩn sâu trong những ngọn đồi rậm rạp ở vùng núi Shigaraki, quận Shiga, Nhật Bản là Bảo tàng Miho - công trình kiến trúc được ví như "Shangri-La của xứ Phù Tang". Miho được đặt theo tên của nhà sưu tầm Mihoko Koyama - chủ sở hữu của bộ sưu tập cổ vật đa dạng được trưng bày tại đây, và kiến trúc độc đáo được tạo nên bởi kiến trúc sư huyền thoại I.M. Pei. Bảo tàng có diện tích 17.429 m², trong đó 80% là dưới lòng đất, hòa quyện với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp xung quanh. 

miho, bảo tàng miho, nhật bản, bảo tàng

I.M. Pei là một kiến trúc sư người Mỹ gốc Hoa - một trong những kiến trúc sư thành công nhất thế kỷ 20, được biết đến với phong cách kiến trúc hiện đại táo bạo. Ông có bằng cử nhân của Học viện Công nghệ Massachusetts và bằng thạc sĩ của Đại học Harvard. Năm 1955, ông thành lập công ty riêng của mình - I.M. Pei & Associates. Sau đó công ty được đổi tên thành Pei & Partners vào 1966 và thành Pei Cobb Freed & Partners vào năm 1989. Các dự án nổi tiếng nhất của ông bao gồm Kim tự tháp kính Louvre, Đại sảnh Danh vọng Rock n Roll và Tháp Ngân hàng Trung Quốc tại Hồng Kông. Dự án lớn cuối cùng của ông là Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo ở Doha. Để hiểu về văn hóa Hồi giáo, Pei đã nghiên cứu rất nhiều và tham quan các công trình kiến trúc Hồi giáo trên khắp thế giới.

Pei tin vào vai trò của văn hóa quyết định cái đẹp trong kiến trúc. Đây là triết lý của ông trong thiết kế. Thông qua đó, ông đã pha trộn hoàn hảo những ý tưởng truyền thống đằng sau một bức màn rất hiện đại. Theo ông, một cấu trúc tốt phải chịu đựng được thử thách của thời gian. Ông đã từng trích dẫn: "Không ngoa khi nói rằng ánh sáng là chìa khóa của kiến trúc." 

Trong dự án bảo tàng Miho, ông đã sử dụng cảnh quan thiên nhiên sẵn có, để tạo nên sự hài hòa giữa thiên nhiên và kiến trúc. Mục đích của ông là không làm ảnh hưởng đến quang cảnh thiên nhiên. Do đó, ông đã tận dụng phần lớn diện tích dưới lòng đất. Từng khe hở trong bảo tàng, hiệu ứng ánh sáng trong và ngoài đường hầm, cây cầu và đường mái, mọi thứ đều đảm bảo sử dụng ánh sáng tự nhiên một cách tinh tế.

miho, bảo tàng miho, nhật bản, bảo tàng

Ngay từ lần đầu đặt chân đến nơi này, Pei đã thốt lên rằng "Đây thật sự là Shangri-La". Ý tưởng thiết kế mang tên Shangri-La dựa trên câu chuyện cổ về hoa anh đào đã được bà Mihoko Komaya - người sáng lập nên bảo tàng, chấp nhận ngay lập tức. 

Ý tưởng của thiết kế bắt nguồn từ câu chuyện cổ đại về hoa đào trong tác phẩm Đào Hoa Nguyên Ký của tác giả Đào Tiềm. Xưa kia có một người đánh cá đang chèo lên suối trên núi. Anh đến một vườn đào đẹp đẽ và nhìn thấy một tia sáng phát ra từ một hang động. Anh vào hang và tìm thấy một con đường hẹp, theo đó anh đến được thiên đường của Shangri-La. Đây chính là nguồn cảm hứng cho thiết kế của bảo tàng Miho.

Lối vào bảo tàng bắt đầu từ gian lễ tân có nhà hàng và thư viện. Có một con đường hơi dốc ở giữa những hàng cây anh đào. Con đường này dẫn đến một đường hầm được khoét sâu trong núi, tiếp theo đó là một cây cầu treo dẫn đến bảo tàng. Bên trong bảo tàng, nhiều chi tiết trang trí đại diện cho văn hoá Nhật Bản. Thiết kế của bảo tàng cũng được vay mượn từ những ngôi đền được trang trí công phu xung quanh Kyoto.

miho, bảo tàng miho, nhật bản, bảo tàng

Mặc dù không sao chép hoàn toàn, nhưng bên ngoài của bảo tàng có nét tương đồng với các cấu trúc truyền thống của Nhật Bản, mang lại cảm giác yên bình, tâm linh. Cầu thang ở lối vào mang lại trải nghiệm như bước vào một ngôi chùa Phật giáo. Khi bước vào, khách tham quan sẽ được chào đón bởi mái nhà truyền thống Minka. Pei đã sử dụng nguyên tắc Shakkei, hay còn gọi là 'cảnh quan mượn' trong sảnh chính, để mang đến những khung cảnh tuyệt đẹp bên trong căn phòng. Ngoài ra, ông còn xây thêm ban công và bố trí cây xanh ở hành lang để không tạo cảm giác căn phòng có trần quá cao. 

Pei đã sử dụng các vật liệu và màu sắc ấm áp, hài hòa. Các cấu trúc bằng kim loại nặng và bê tông tương phản với tông màu dịu dàng của đá vôi màu be Magny Doré của Pháp. 

miho, bảo tàng miho, nhật bản, bảo tàng

Và để hoàn thiện ý tưởng Shangri-La, đường hầm dẫn vào bảo tàng đã được tạo ra với nhiều kỳ công. Đường hầm được khoan xuyên qua núi và kết nối với một đường cao tốc gần đó. Chất liệu kim loại phản sáng, thay đổi màu sắc theo ánh sáng tạo ra sự biến chuyển kỳ diệu giữa các thời khắc trong ngày hay các mùa. Bên trong đường hầm là hệ thống ánh sáng vàng nhạt tạo cảm giác huyền ảo. Dẫn đến cửa hầm là con đường hoa anh đào dài bất tận. Và khi đã ra khỏi đường hầm, du khách sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của cây cầu dài dẫn đến bảo tàng. 

miho, bảo tàng miho, nhật bản, bảo tàng

Người sáng lập của bảo tàng cũng là người lãnh đạo của tổ chức tôn giáo Shinji Shumeikai. Giáo lý của tổ chức bao gồm việc theo đuổi cái đẹp thông qua nghệ thuật và nhận thức sâu sắc về thiên nhiên. Hai ý tố này đã được thể hiện rõ ràng qua bảo tàng Miho và được hoàn thiện dưới bàn tay và trí óc tài ba của kiến trúc I.M. Pei. 


ADVERTISEMENT