share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

The Art Corner Chúng ta có thực sự nghiện mạng xã hội?


ADVERTISEMENT

Chúng ta thật sự có nghiện mạng xã hội, có mê mẩn chiếc điện thoại thông minh đang cầm trên tay như cách chúng ta vẫn thường nghĩ hay như cách mọi người bàn tán về một thời đại ngày nay mà có lẽ giới trẻ chỉ thích “cúi đầu” trước công nghệ? Có bao giờ bạn lướt đọc một thông tin liên quan đến việc nghiện mạng xã hội, cách buông bỏ, nói không với Internet và nó khiến bạn phải chau mày, khó chịu, hay bạn cũng đang cố thực hiện những cách buông bỏ đó nhưng lại không hiệu quả. Nếu bạn đang băn khoăn những điều trên thì bài viết này dành cho bạn.

“Nghiện” luôn là một vấn nạn mà cả xã hội đau đầu, là sự lặp lại liên tục của một hành vi bất chấp hậu quả xấu hoặc sự rối loạn thần kinh để dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát. Chúng ta có nghiện rượu, nghiện ma túy, nghiện cờ bạc,..Song ngày nay chúng ta còn có một kiểu nghiện nữa đó chính là “nghiện mạng xã hội”. Hàng ngày hàng giờ trên các trang báo, thông tin đại chúng, việc lên án nghiện mạng xã hội vẫn không ngừng tiếp diễn, nó trở thành đề tài nóng bỏng trong các cuộc tranh luận. Xã hội thì luôn lên án những trường hợp nghiện game, kết bạn ảo trên Facebook...Chúng ta nghe rất nhiều nhưng để có cái nhìn nghiêm túc và thấu đáo về vấn đề này nhằm đưa ra quan điểm khách quan nhất, hợp lý nhất thì có lẽ là chưa.

Liệu bạn đã có cái nhìn thấu đáo về việc “nghiện mạng xã hội” chưa? Ảnh: Shutterstock

Mạng xã hội là tấm gương phản chiếu bản chất của con người

Chúng ta dành phần lớn thời gian cho Internet, cho mạng xã hội, chúng ta làm mọi thứ trên đấy, từ học tập, làm việc đến thư giãn, kết nối bạn bè. Dường như chúng có một ma lực rất lớn khiến tất cả chúng ta không thể rời mắt, thậm chí đôi lúc, bạn có thể nghĩ rằng “mình là con nghiện mạng xã hội…”. Nhưng bạn lại không nhận ra thực chất, mạng xã hội hay những thứ công nghệ kia không phải là chất xúc tác khiến bạn trở nên như một con nghiện như cách mà mọi người xung quanh bàn bạc về những câu chuyện nghiện game, nghiện chat chit ở đâu đó trong xã hội. Bạn tìm đến Internet vì bạn có nhu cầu, bạn đang cảm thấy cô đơn, cần được giải tỏa, thư giãn. Và từ đó mạng xã hội chỉ là công cụ hữu ích giúp chúng ta bộc lộ tâm tư tình cảm được rõ ràng hơn mà thôi.

Mạng xã hội không phải là thứ công cụ khiến chúng ta “cúi đầu” khuất phục như định kiến của phần lớn mọi người Ảnh: Shutterstock

Cắt đứt với mạng xã hội có phải là thượng sách?

Internet không phải là chất kích thích mà chúng ta có thể dùng một khái niệm mang tính tiêu cực như “cai nghiện” hay “cắt đứt”. Việc từ bỏ hoàn toàn với thứ công nghệ ưu việt này thực sự không phải là một cách hay, bạn phải công nhận rằng, chúng ta đang sống ở một thời đại mà Internet, mạng xã hội là rất cần thiết. Mỗi giây, mỗi phút trong nếp sinh hoạt hàng ngày, chúng ta đều cần đến Internet. Bạn có thể nghiên cứu một món ăn mới để phục vụ gia đình, bạn có thể tìm kiếm tài liệu học, bạn có thể cần một chút âm nhạc để làm mới bầu không khí buồn tẻ, căng thẳng. Chính vì vậy, có một sự thật cần phải được công nhận, chúng ta cần mạng xã hội, Internet nhiều hơn cách chúng ta nghĩ “không có cũng chẳng sao”. 

Cắt đứt với mạng xã hội không phải là ý kiến sáng suốt Ảnh: Shutterstock

Chúng ta thường rất dễ nhầm tưởng với khái niệm của từ “lạm dụng” và áp đặt nó lên thói quen sử dụng Internet, mạng xã hội. “Lạm dụng” mang nghĩa tiêu cực khi làm một việc gì đó quá mức hoặc vượt giới hạn cho phép, chúng ta không thể đánh giá một người ngồi hàng giờ bên chiếc laptop, hay điện thoại là “lạm dụng công nghệ” khi chưa thật sự biết họ đang làm gì. Ai cũng tìm đến Internet vì có nhu cầu và không ai trong chúng ta “lạm dụng mạng xã hội” cả. Nhưng nói như vậy không có nghĩa, bạn có thể dành hết thời gian cho thứ công nghệ ưu việt này mà bỏ quên các hoạt động khác trong cuộc sống. Cái gì cũng đều có mặt tốt và mặt xấu của nó, nên nếu không được tận dụng đúng cách, chúng vẫn sẽ đem lại những hậu quả khó lường trước mà chúng ta không hề mong muốn. Vì vậy, hãy cân bằng thời gian sử dụng cũng như tận dụng Internet, mạng xã hội vào những mục đích tốt đẹp. Có như vậy chúng ta mới có thể trở thành người dùng thông minh.

Hãy trở thành một người sử dụng Internet thông minh Ảnh: Shutterstock

Qua bài viết trên, tất cả chúng ta đều đã tìm ra được cho mình câu trả lời và góc nhìn riêng với việc sử dụng Internet, mạng xã hội. Chúng ta không bị phụ thuộc vào chúng, chúng ta chỉ đang sử dụng chúng như một công cụ hỗ trợ công việc của mình được tốt hơn. Đừng để bị lung lay bởi những định kiến, những lời nói không hay của người khác về việc bạn quá bận rộn với chiếc máy tính hay chiếc điện thoại cảm ứng đang cầm trên tay, vì thực sự họ cũng không hiểu chúng ta đang làm gì trên những thiết bị đó. Hãy chỉ chú tâm vào công việc, kế hoạch mà bạn đang thực hiện, miễn sao bạn có thể chắc chắn biết mình đang làm gì và kiểm soát tốt mọi thứ là được.


ADVERTISEMENT