share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Reminiscence & Heritage Có nên xa lánh những nỗi sợ…


ADVERTISEMENT

Mỗi người trong chúng ta đều có những nỗi sợ: sợ bóng tối, sợ đứng trước đám đông, sợ phải đối diện với những điều khó khăn trong cuộc sống,...Chúng ta luôn tự hỏi ''có cách nào để bản thân hết sợ'' hay ''có cách nào để không sợ'', chúng ta cố né tránh nỗi sợ và đôi khi còn ước gì mình không biết sợ. Nhưng liệu, những nỗi sợ có thật sự kinh khủng đến như vậy, nó có nên biến mất hay bạn cũng đang tìm cho mình cách để vượt qua nỗi sợ. Hãy đọc bài viết này để hiểu hơn về thứ cảm xúc này của bản thân nhé.

Nỗi sợ là cảm xúc cần được thấu hiểu

Trong tất cả chúng ta, không ai hứng thú với nỗi sợ, chúng ta luôn cố gắng né tránh thậm chí còn mong nó không xuất hiện. Nhưng điều này sẽ chẳng bao giờ xảy ra và bản thân vẫn phải đối diện với chúng mỗi ngày, bất cứ lúc nào trong cuộc sống. Nỗi sợ đáng ghét là thế nhưng nó không hẳn vô ích. Mỗi một cảm xúc đều mang lại những dấu hiệu, để chúng ta có những thái độ đúng đắn trước những tình huống sẽ gặp phải. Ví dụ chúng ta biết sợ những đồ vật nhọn, tránh va chạm với chúng để bảo vệ mình không bị thương, hay chúng ta biết sợ độ cao, cẩn thận hơn trước những địa điểm quá cao, không an toàn. Nếu suy xét kĩ, bạn sẽ thấy những nỗi sợ không hề đáng ghét một chút nào, trong trường hợp nào đó chúng còn giúp bản thân chúng ta tự vệ trước những tình huống nguy hiểm.

Nếu không có nỗi sợ, chúng ta sẽ không thể nhận được các cảnh báo trước những tình huống nguy hiểm.

Cách duy nhất vượt qua nỗi sợ… hãy đối diện, đừng né tránh

Sẽ có những câu nói rất quen thuộc ''sợ lắm không làm đâu'', ''sợ lắm sao làm được'',... mà chúng ta đối diện rất rất nhiều. Ngoài những nỗi sợ giúp bản thân tự vệ một số tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Chúng ta còn những nỗi sợ không dám thay đổi và vượt qua chính mình. Điển hình là sợ giao tiếp với người nước ngoài, sợ thuyết trình trước đám đông, sợ nhìn vào mắt người đối diện,...Và thường, cách giải quyết cho những nỗi sợ này, vẫn là... sự né tránh. Chúng ta vẫn rất lười trau dồi thêm kỹ năng ngoại ngữ để tự tin giao tiếp với người nước ngoài, chúng ta sợ thuyết trình trước đám đông vì bản thân vẫn chưa chuẩn bị kĩ những nội dung cần trình bày, hay chúng ta cảm thấy bản thân chưa đủ tốt đẹp để tự tin nhìn vào mắt người đối diện khi tiếp xúc với họ. Hãy nhìn nhận vào sự thật, dũng cảm đối diện, chỉ có như vậy bản thân mới có thể tìm được cách giải quyết. Để vượt qua nỗi sợ, hãy học cách trau dồi và hoàn thiện mình, thiếu kỹ năng gì, học kỹ năng đó. Nỗi sợ không dám thay đổi sẽ biến mất nếu bạn dám đối diện với thực tế và nỗ lực phát triển bản thân.

Chỉ có một cách vượt qua nỗi sợ, đó chính là lạc quan, mạnh mẽ đối diện.

Vậy nếu như bạn cảm thấy đã đủ kỹ năng để đối diện với nỗi sợ nhưng vẫn không dám. Vậy phải làm sao? Câu trả lời rất đơn giản: hãy làm. Khi không bắt tay vào làm, bạn sẽ không bao giờ biết được bản thân có thể làm được. Có thể trong thời gian đầu, não bộ sẽ phát ra tín hiệu sợ hãi làm bản thân ta chững lại, dè chừng. Nhưng không sao, hãy tự tin mà bước lên phía trước, đã quyết thì phải làm, đã làm thì phải làm cho tới. Và sau khi làm, bạn mới có cái nhìn khác hơn về nỗi sợ của chính mình. Dù cho việc bạn làm có thành công hay không, thì việc vượt qua được nỗi sợ của bản thân đã là một bước tiến rất tích cực rồi đó.

Cứ làm thôi, nếu không làm sẽ không bao giờ biết mình có thể làm được.

Nỗi sợ hãi là một trong những cảm xúc rất đỗi bình thường của một con người, và vì nó là một phần làm nên tính cách của chúng ta nên sẽ là một điều rất phi lý nếu ta cứ cố gắng gạt bỏ, né tránh thay vì dũng cảm đối diện, nhìn nhận bản thân để tìm ra cách hoàn thiện bản thân hơn. Dù đây là thứ cảm xúc không thể làm tinh thần chúng ta trở nên vui vẻ, tích cực song không hẳn vì vậy mà nó trở nên vô nghĩa. Mỗi thứ cảm xúc sẽ có những tác dụng riêng, lợi ích riêng để từ đó làm phong phú tinh thần và cảm xúc của một con người. Vì vậy, khi đứng trước những thử thách, khó khăn trong cuộc sống, hãy mạnh mẽ đối đầu, kiên trì cứng cỏi vượt qua, có như vậy, ta mới dần trưởng thành, học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm mới mẻ hơn trong cuộc sống.


ADVERTISEMENT