share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

The Art Corner Đạo Mẫu - nét văn hoá tiêu biểu nơi vùng Đồng bằng Bắc Bộ


ADVERTISEMENT

Chuỗi chương trình cộng đồng “Xướng ca cho ai?”, sau 1 tuần mở cửa đón chào những tín đồ yêu thích nghệ thuật đến tham quan tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory, đã tạo được những ấn tượng sâu sắc khó phai. Một trong số đó chính là những chia sẻ từ PGS Paul Sorrentino – giảng viên Nhân học tại Ecole des Hautes Etudes en Sciences Sociales/Trường Cao học Khoa học Xã hội, Pháp, về một nét văn hoá tiêu biểu vàng son của dân tộc ta – tục thờ Đạo Mẫu. 

Đạo Mẫu – Lấy hiếu hạnh và đạo đức đặt lên hàng đầu 

Mẫu có nghĩa là mẹ. Thờ Mẫu nghĩa là thờ mẹ. Đây là điểm rất đáng chú ý, bởi con người Việt Nam từ rất sớm đã lựa chọn hình tượng mẹ để tôn vinh, thờ phụng và ký thác niềm tin.

Ban đầu, người Việt Nam coi tự nhiên như người mẹ và tôn thờ, trải qua thời gian với xu hướng “lịch sử hóa”, “địa phương hóa” và “nhân hóa”, nhân vật Mẫu đã được gắn với nhiều huyền tích có công với nước, thương yêu người dân, thậm chí, gắn với những nhân vật có thật.

Đạo Mẫu là tín ngưỡng bản địa rất phổ biến tại khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Bộ

Vì thế, xuất hiện việc thờ Mẫu thần là các Vương Mẫu, Quốc Mẫu, Thánh Mẫu như: Ỷ Lan, Mẹ Gióng, Thiên Ya Na, Linh Sơn Thánh Mẫu - Bà Đen, Bà Chúa Xứ…

Tiếp đó, với sự ảnh hưởng của đạo giáo Trung Hoa, tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện thờ Tam phủ, Tứ phủ (Mẫu Thiên cai quản vùng trời, Mẫu Địa cai quản vùng đất, Mẫu Thoải cai quản vùng sông biển, Mẫu Thượng Ngàn cai quản vùng núi), vì thế, hình ảnh Mẫu còn có ý nghĩa chở che, mang lại những điều tốt lành.

Trong văn hóa Việt, kết tinh đẹp nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu là hình ảnh Liễu Hạnh vừa uy nghiêm, vừa nhân từ, trong tư cách là tiên, là người, là thánh.

Điều đặc biệt ở đạo Mẫu là hướng về trần thế, thực tại, chứ không phải kiếp sau, phần linh hồn của con người. Đến với đạo Mẫu là đến với thực tại để cầu mong Phúc - Lộc - Thọ. Đến với đạo Mẫu, con người còn tìm đến hình thức diễn xướng độc đáo, tiêu biểu là nghi lễ lên đồng.

Nghi lễ này nguyên hợp nhiều hình thức nghệ thuật, trong đó, nổi bật là lối hát chầu văn độc đáo. Lối hát này làm cho nghi lễ lên đồng sôi động và hấp dẫn nhờ tiếng đàn, trống, nhạc đệm cùng với lời văn gợi lại sự tích, công trạng của các vị thánh và cách trang trí nhân vật, khung cảnh tác động trực tiếp đến người xem, chuyển tải những giá trị văn hóa cổ truyền rất độc đáo của người Việt.

Hát chầu văn bắt đầu từ một tín ngưỡng dân gian xa xưa, khi con người tin vào sự có mặt của các thần thánh, chư tiên hầu hạ Ngọc Hoàng Thượng đế - Người sáng lập ra trời đất. Họ chia thế gian làm 3 giới: Thiên đình, Âm phủ và Thủy phủ. Mỗi giới đều có vị thần riêng. Nhiệm vụ của các thần ấy là che chở cho loài người chống lại mọi sự quấy nhiễu của yêu quái.

Nghi thức chầu văn - sợi dây tâm linh kết nối giữa những tâm tư nguyện vọng nhân thế với đấng bề trên

Việc liên hệ thường xuyên giữa "người trần" với các vị thần ấy phải thông qua các nhân vật trung gian như đạo sĩ, phù thuỷ, các ông đồng, bà cốt. Từ những nhân vật trung gian này “đẻ” ra các "con công đệ tử", các điện thờ. Có nơi ngồi đồng hầu bóng là một tốp vài người, có nơi chỉ có một người và từ đó hình thành nên một loại diễn xướng khá phức tạp nhưng phong phú, mà ca nhạc đóng một vai trò quan trọng. Đó là lối hát chầu văn. Có vùng còn gọi là hầu văn (Trung Bộ), hát bóng (Nam Bộ). Hát chầu văn rất chú trọng đến cung văn. Cung văn là một người vừa đàn giỏi hát hay, vừa là một thầy cúng chuyên nghiệp thuộc nhiều làn điệu và bài văn. Phụ họạ cho cung văn có nơi còn thêm người đánh thanh la, trống phách…

Tất cả tạo nên một không khí vừa trang nghiêm uy linh, nhưng cũng không kém phần náo nhiệt, tấp nập.

Hơn cả một tôn giáo, đó là phản ánh của những nét son đạo đức trong văn hoá dân tộc

Trong các tôn giáo tồn tại ở Việt Nam thì đa số có nguồn gốc ngoại lai như đạo Nho, đạo Phật hay đạo Lão, chỉ trừ Đạo Mẫu. Đây đích thị là một tôn giáo bản địa, vì trong đạo Mẫu không có vị thần nào có nguồn gốc từ nước ngoài mà toàn bộ các vị thần đều là người Việt Nam. Tất thảy đều là những chư vị thánh thần anh linh độ trì cho con dân nước Việt. 

Hơn cả một tôn giáo, Đạo Mẫu còn là sự phản ánh về ý niệm lễ nghĩa nhân hoà của dân tộc Việt Nam

Một tôn giáo với hệ thống các vị thần từ thấp đến cao đều là người bản địa, thần linh bản địa được phổ biến khắp nơi và tồn tại lâu đời là một nét văn hóa rất hiếm với bất kỳ quốc gia nào.

Thờ Mẫu là đạo lý, thể hiện những nét đẹp văn hóa truyền thống, là dòng chảy tiếp biến hướng về cội nguồn. Trong xu thế mới, nhân dân vẫn chăm lo hương khói cho Mẫu và vẫn tiếp tục gửi gắm niềm tin về sự phò trợ Phúc - Lộc - Thọ để hướng tới cuộc sống trần thế an vui, đề huề.


 


ADVERTISEMENT