share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Explore Đầu năm đi thăm chùa Tam Chúc - ngôi chùa lớn nhất thế giới


ADVERTISEMENT

Đi lễ chùa đầu năm là truyền thống lâu đời và là nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người Việt vào mỗi dịp Tết đến Xuân về. Nét đẹp đó thể hiện ở chỗ du khách, phật tử đến chùa trong những ngày đầu năm mới cầu chúc cho nhau những lời tốt đẹp, cầu mong may mắn, tài lộc, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đình hạnh phúc.

Mùa xuân cũng là khoảng thời gian để mọi người tìm đến một không gian thoáng đạt, bình yên để tận hưởng không khí trong lành, để tâm thanh thản hòa vào cảnh sắc đất trời sang Xuân sau một năm bôn ba vất vả. Tết Tân Sửu 2021 này, nếu bạn đang dự tính du lịch lễ chùa đầu năm, thì chùa Tam Chúc - ngôi chùa được mệnh danh là lớn nhất thế giới chính  là nơi bạn và gia đình có thể ghé qua để mong cầu bình an cũng như để tham quan cảnh sắc thần tiên nơi đây.

Quần thể du lịch quốc gia chùa Tam Chúc được xây dựng liền kề chùa Tam Chúc cổ nằm trên ngọn núi Thất Tinh rộng 5.100 hecta, toạ lạc ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng cách trung tâm thành phố Hà Nam 12km. Quần thể du lịch quốc gia chùa Tam Chúc sở hữu một vị trí vô cùng đắc địa. Phía sau là núi Thất Tinh, phía trước là hồ Lục Nhạc, trong hồ có 6 hòn đảo nhỏ theo tương truyền chính là 6 chiếc chuông mà ông trời đã ban cho nơi đây.

Việc đưa quần thể du lịch quốc gia chùa Tam Chúc vào hoạt động chính là việc kết nối tuyến du lịch tâm linh “con đường Phật Giáo” dài hơn 100km - kết nối 3 quần thể di tích và danh lam thắng cảnh chùa Hương, chùa Tam Chúc và chùa Bái Đính theo con đường hành hương của quốc sư Nguyễn Minh Không dưới thời Lý. Dưới thời Lý, quốc sư Nguyễn Minh Không đã về Hà Nam mở chùa Tam Chúc (cổ) để hành đạo cứu người.

Quần thể du lịch quốc gia chùa Tam Chúc được xây dựng với rất nhiều hạng mục trong đó có các hạng mục chính theo thứ tự từ ngoài vào trong là Đình Tam Chúc, Bến thuyền, Cổng Tam Quan, Vườn Cột Kinh, Điện Quan Âm, Điện Pháp Chủ, Điện Tam Thế và Tháp Ngọc nằm ở phía Tây và nhìn ra hồ Tam Chúc.

Đình Tam Chúc là một công trình kiến trúc được phục dựng dựa trên công trình đình làng Tam Chúc nằm giữa lòng hồ, trên một hòn đảo nhỏ với một lối đi vào bằng đường bộ. Đình Tam Chúc mang kiến trúc đặc trưng của đình đền Bắc Bộ. Đình làng Tam Chúc xưa thờ hoàng hậu nhà Đinh - Dương Thị Nguyệt, Tiên Hoàng Đế và thần Bạch Mã.

Cổng Tam Quan là lối chính dẫn vào quần thể chùa Tam Chúc, trước cổng là bến thuyền và điểm trả khách của xe điện, hai bên là hai con đường lớn dẫn lên chính điện ngôi chùa.

Điện Quan Âm thờ Phật nghìn tay nghìn mắt, là một kho tàng phong phú với những tích chuyện về tấm lòng từ bi, nhân hậu của đức Phật, thể hiện qua các lần ứng thân trải qua vô số kiếp luân hồi.

Điện Pháp Chủ nằm dưới điện Tam Thế. Điểm nhấn trong điện Pháp Chủ là 4 bức phù điêu lớn bao trùm toàn bộ các bức tường, mỗi bức phù điêu nói về một giai đoạn bước ngoặt trong cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi Ngài Đản sinh, thành Đạo, thuyết Pháp cho tới khi nhập Niết Bàn.

Điện Tam Thế là tòa lớn nhất. Bước qua hàng cửa gỗ chạm lộng tinh xảo, phía trước là ba pho Tam Thế đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai. Trên các bức tường của điện Tam Thế là những bức phù điêu về cõi Niết Bàn.

Bốn bức tường ở điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế đều ốp những bức phù điêu tinh xảo được tạo hình từ những viên gạch nung được nhập và thi công bởi các nghệ nhân người Indonesia.

Chùa Ngọc hay còn được gọi là đàn tế trời nằm trên ngọn núi Thất Tinh có chiều cao 15m được xây dựng bằng các phiến đá đỏ Granit và được các nghệ nhân người Ấn thi công. Tháp có 3 tầng mái cong, diện tích 36m2, trong tháp đặt pho tượng Phật ngọc nặng 4,9 tấn. Để đến được, du khách phải đi qua 299 bậc đá dốc, xuyên qua các lùm cây cũng là một trải nghiệm rất thú vị.

Quần thể du lịch quốc gia chùa Tam Chúc toạ lạc trên một diện tích rất lớn, do đó, để tiện việc tham quan, bạn và gia đình nên đi từ sớm và sử dụng dịch vụ xe điện của khu du lịch với giá 90,000đ/người (hai chiều) hoặc thuyền với giá 200,000đ/người (2 chiều). Theo mình, việc di chuyển bằng thuyền xuyên hồ Tam Chúc giống như mình đang lênh đênh trên Vịnh Hạ Long vậy, thật sự rất thú vị.


ADVERTISEMENT