share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Sports & Esports Go-Kart tại Việt Nam: Trải nghiệm xe đua "F1 mini" cho tín đồ tốc độ


ADVERTISEMENT

Du nhập vào Việt Nam gần một thập kỷ đến nay, đua xe Go-kart đã có những bước phát triển rõ nét trong hành trình trở thành một môn thể thao tốc độ hấp dẫn và đầy tiềm năng phát triển. Rất nhiều đường đua đã ra đời trên khắp cả nước, phục vụ nhu cầu giải trí khi mang đến trải nghiệm cảm giác đua xe thực thụ, cũng như sân chơi rèn luyện cho những "mầm non F1" trong nước.

Go-kart trở thành môn thể thao tốc độ phổ biến trên toàn cầu. Ảnh: Scuderia Ferrari Club Riga

Lịch sử Go-kart: từ thú tiêu khiển của nhân viên bảo trì thành hiện tượng toàn cầu

Xe đua Go-kart xuất hiện lần đầu vào những năm 1950s tại Mỹ. Ban đầu, những chiếc xe này được các công nhân và nhân viên bảo trì tại các xưởng sản xuất ô tô tạo ra để giải trí. Theo thời gian, Go-kart dần trở thành môn thể thao tốc độ phổ biến trên toàn cầu và thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng đam mê tốc độ.

Huyền thoại Michael Schumacher lái xe Go-kart ở Pháp năm 1996. Ảnh: Scuderia Ferrari Club Riga

Phổ biến trên toàn thế giới, bộ môn đua xe Go-kart không chỉ là sự kết hợp giữa tốc độ và kỹ năng điều khiển, mà còn là một môi trường cạnh tranh và thú vị. Người chơi có thể trải nghiệm những cuộc đua kịch tính, so tài với các đối thủ trên đường đua để giành vị trí quán quân. Sự hấp dẫn của Go-kart không chỉ nằm ở việc cảm nhận cảm giác tốc độ, mà còn là khám phá và nắm bắt những kỹ thuật lái xe thông qua các vòng đua.

Sự khởi đầu của tất cả các tay đua

Là bộ môn "dễ chơi" và dễ tiếp cận, Go-kart được các tay đua chuyên nghiệp lựa chọn làm bước khởi đầu cho hành trình chinh phục vinh quang. Tuy vậy, như những môn thể thao khác, đua xe Go-kart cũng đòi hỏi những kỹ năng riêng biệt để có thể "lái giỏi". Tay đua Go-kart xuất sắc là người thuần phục chiếc xe lẫn đường đua ở cấp độ điêu luyện nhất.

Nguyên mẫu xe đua Go-kart đầu tiên do Art Ingels chế tạo năm 1956. Ảnh: Scuderia Ferrari Club Riga

Đối với bộ môn Go-kart, chiếc xe không sở hữu bất kỳ hệ thống hỗ trợ người lái nào. Không kiểm soát lực kéo, không chống trượt, không ABS và thậm chí là không vi-sai. Điều này đồng nghĩa với việc các “nài” (người lái) sẽ phân định thắng thua dựa trên kỹ năng của mình, cả trong và ngoài đường đua. Chính vì thế, các tay đã thuần thục và giành chiến thắng tại Go-kart sẽ rộng cửa thăng tiến lên các phân hạng đua xe thể thao cao hơn.

Các tay đua bắt đầu sự nghiệp từ bé, đạt đỉnh cao với Go-kart trước khi tiến lên các hạng đua cao hơn. Ảnh: Max Verstappen

Nhiều tay đua nổi tiếng trên thế giới, kể cả những nhà vô địch, như Max Verstappen, Lewis Hamilton, Fernando Alonso,... đều có xuất thân từ bộ môn Go-kart. Điểm chung của những tay đua chuyên nghiệp đang thi đấu tại các giải đua đỉnh cao là họ đều là những tay đua Go-kart từ bé. Các tay đua này bắt đầu sự nghiệp đua xe của mình khá sớm, từ khoảng 5 tuổi đến 7 tuổi và đạt đỉnh cao tại bộ môn Go-kart khi 12 tuổi đến 14 tuổi trước khi tiến lên các hạng đua F4, F3, F2 cao hơn. 


Trải nghiệm đua xe Go-kart tại Trường đua Đại Nam. Ảnh: Formula Racing Vietnam

Go-kart: Môn thể thao mới lạ

Xe Go-kart đã có mặt tại Việt Nam gần một thập kỷ với sự khởi đầu là một câu lạc bộ đua xe nhỏ tại Trường đua Đại Nam, Bình Dương với những chiếc xe đua Go-kart chuyên nghiệp dùng động cơ 2 thì.


Trải nghiệm cảm giác cận đua xe thể thao với những chiếc Racing Kart. Ảnh: Formula Racing Vietnam

Sau đó, bộ môn này dần trở nên phổ biến hơn khi nhiều trường đua giải trí được mở ra khắp Việt Nam. Với các trung tâm này, mọi người có thể tự mình điều khiển một chiếc xe đua với cảm giác phấn khích vốn có và nâng cao thành tích thông qua quá trình luyện tập. 


Tín đồ tốc độ trực tiếp cạnh tranh tại các giải Go-kart. Ảnh: Formula Racing Vietnam

Những tay đua có niềm đam mê với tốc độ còn có thể trải nghiệm cảm giác cận đua xe thể thao với những chiếc Racing Kart với động cơ 2 thì và 4 thì tại Trường đua Đại Nam. Tại đây, không giống hầu hết các khu trải nghiệm khác, tay đua sẽ điều khiển những chiếc xe Go-kart trên đường đua chuyên nghiệp, dấn thân vào những giải đua xe, cạnh tranh trực tiếp với các tay đua khác - Điều hiếm có tại các đường chạy mang tính giải trí đơn thuần.


Các tay đua Go-kart nâng cao thành tích thông qua quá trình luyện tập. Ảnh: Formula Racing Vietnam

Các giải đua cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Hiện tại các giải đua đang được triển khai dành cho nhiều cấp độ tay đua khác nhau, tùy thuộc vào thành tích cá nhân. Tiêu biểu có thể kể đến vòng chung kết Southern Open Championship quy tụ những tay đua đỉnh cao tranh tài trong 4 tuần.

Tay đua Alex Sawer Hoàng Đạt đang tranh tài tại FRECA châu Âu. Ảnh: Formula Racing Vietnam

Mang lá cờ Việt Nam lên bản đồ đua xe quốc tế

Hiện tại có rất nhiều tay đua mang cờ Việt Nam thi đấu trên khắp thế giới, phải kể đến như Alex Sawer Hoàng Đạt đang tranh tài tại FRECA châu Âu, Owen Tangavelou tại Eurocup-3, đội đua Aozoom Racing và Gấu Đỏ Racing tại AXCR hay các tay đua Gymkhana đã giành được nhiều thành công ở giải khu vực cũng như quốc tế.

Bộ môn Go-kart tiềm năng sản sinh các tay đua mang màu cờ sắc áo Việt Nam tranh tài trên bản đồ thế giới. Ảnh: Formula Racing Vietnam

Cũng giống như toàn thế giới, bộ môn Go-kart tại Việt Nam đang từng bước phát triển như bàn đạp và nền tảng cho các tay đua trước khi bước ra “biển lớn” tranh tài ở các giải đua quốc tế. Trong tương lai, trải nghiệm Go-kart trong nước không chỉ đơn thuần dừng lại ở mức giải trí mà còn là nơi sản sinh ra các tay đua tài năng mang màu cờ sắc áo Việt Nam tranh tài trên bản đồ đua xe thế giới.

>>Xem thêm: Những điều có thể bạn chưa biết về Singapore Grand Prix


ADVERTISEMENT