share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

W Coffee Talk Họa sĩ Trần Nguyên – Người “thư ký” của làng quê Bắc Bộ


ADVERTISEMENT

Ngôi nhà 3 gian 2 chái, giếng nước, gốc đa hay chiếc chõng tre đơn sơ… Những hình ảnh dung dị ấy cứ ngỡ đã phai mờ nay lại được tái sinh trong tranh của họa sĩ Trần Nguyên (tên thật là Trần Công Nguyên, sinh năm 1990).

Tốt nghiệp ngành Thiết kế mỹ thuật điện ảnh, Trần Nguyên làm sản xuất 3D Animation cho một công ty game Nhật Bản. Tuy nhiên, vì niềm đam mê cháy bỏng với cọ vẽ, anh đã từ bỏ và quyết tâm theo đuổi con đường hội họa chuyên nghiệp.

Họa sĩ Trần Nguyên, làng quê Bắc Bộ, phỏng vấn nhân vật, nhân vật truyền cảm hứng, W Coffee Talk

Chọn hình ảnh làng quê Bắc Bộ làm đề tài sáng tác chủ đạo, đến nay, Trần Nguyên đã “bỏ túi” hơn 120 tác phẩm. Bức tranh nào cũng toát lên vẻ đẹp chân phương, mộc mạc của đời sống nông dân và nhuốm màu hoài niệm bởi chất liệu sơn dầu, Acrylic theo lối tả thực. Một trong số đó có cơ hội xuất hiện trên các ấn phẩm lịch, bìa minh họa sách và triển lãm tư nhân. 

Xin chào Trần Nguyên! Từ khi nào làng quê Bắc Bộ trở thành đề tài bạn theo đuổi?

Hồi còn ở giảng đường đại học, mình đã có dịp tiếp xúc với đề tài làng quê. Trong quá trình này, mình cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng về kiến trúc của những ngôi nhà xưa hay từng ngóc ngách, chi tiết của cảnh vật nơi làng quê.

Họa sĩ Trần Nguyên, làng quê Bắc Bộ, phỏng vấn nhân vật, nhân vật truyền cảm hứng, W Coffee Talk

Ngoài ra, khi thực hiện đồ án tốt nghiệp, mình đã chọn bộ phim Những đứa con của làng rồi thiết kế bối cảnh thời kỳ đó với 12 cảnh chính, 30 cảnh phụ và mô hình phỏng dựng một góc làng quê. Đồ án đạt điểm tuyệt đối cũng trở thành động lực thôi thúc mình gắn bó với đề tài này đến tận bây giờ.

Quan trọng hơn hết, mình là người con của làng quê, sống và gắn bó từ nhỏ cùng với biết bao ký ức nên tất cả rất gần gũi với mình. Chọn vẽ về đề tài nông thôn chính là cách mình thể hiện tấm lòng với quê hương.

Đâu là chất liệu giúp Trần Nguyên “thai nghén” nên tranh vẽ?

Trong quá trình sáng tác, mình vẽ trực họa ở rất nhiều khu làng cổ của Hà Nội như Đường Lâm, Đông Ngạc, Cự Đà và một số tỉnh, thành miền Bắc. Khi đi qua những vùng quê, mình thường được các người dân niềm nở mời vào nhà chơi cũng như nghe họ kể về những gốc tích…

Họa sĩ Trần Nguyên, làng quê Bắc Bộ, phỏng vấn nhân vật, nhân vật truyền cảm hứng, W Coffee Talk

Họa sĩ Trần Nguyên, làng quê Bắc Bộ, phỏng vấn nhân vật, nhân vật truyền cảm hứng, W Coffee Talk

Hiện nay, kiến trúc nhà ở xưa gần như đã được thay mới, nhà tranh vách đất đã thành tường gạch, mái bê tông. Vì vậy, ngoài trải nghiệm thực tế, mình đã tái hiện cảnh làng quê trong tranh vẽ bằng những mảnh ký ức tuổi thơ chắp nối lại.

Mỗi lần sáng tác, mình thường nghe những làn điệu dân ca về quê hương hay những bản nhạc không lời của nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn. Thú vị lắm! Lúc đó những hình ảnh thuở ấu thơ cứ hiện rõ mồn một trong tâm trí.

Mất bao lâu để Trần Nguyên hoàn thành một bức tranh? Tác phẩm từng khiến bạn “hao tâm tổn sức” nhất là?

Có bức vỏn vẹn hai tuần, có bức mất một vài tháng mới xong. Riêng khâu lên ý tưởng và phác thảo mất khá nhiều thời gian. Đặc biệt, mình phải tỉ mẩn nghiên cứu sao cho tranh vẽ không những đẹp mắt về hình ảnh mà còn có chiều sâu về nội dung, thể hiện được ba yếu tố Chân - Thiện - Mỹ. 

Họa sĩ Trần Nguyên, làng quê Bắc Bộ, phỏng vấn nhân vật, nhân vật truyền cảm hứng, W Coffee Talk

Bức tranh kỳ công nhất trong “gia tài” của mình là “Vệt nắng chiều” với kích thước lên đến 1,9x3m. Riêng công đoạn phác hình đã mất gần một tuần, đến lúc bắt tay thực hiện và hoàn thiện thì trong vòng ba tháng. Đổi lại, bức tranh khiến mình vô cùng mãn nguyện.

Với Trần Nguyên, làng quê Bắc Bộ đẹp nhất là khi nào?

Khi có… ánh nắng. Nắng buổi sáng, nắng ban trưa, nắng xế chiều, nắng ở thời điểm nào trong ngày cũng mang một vẻ đẹp khác nhau. Riêng trong tranh, mình luôn lấy hình tượng con người làm trung tâm, cùng với cảnh sinh hoạt thường ngày sẽ dễ tạo ấn tượng cho người xem.

Họa sĩ Trần Nguyên, làng quê Bắc Bộ, phỏng vấn nhân vật, nhân vật truyền cảm hứng, W Coffee Talk

Một tác phẩm gợi lên ký ức tuổi thơ sâu đậm nhất trong bạn?

Đến nay, “Hoài niệm” vẫn khiến mình dạt dào cảm xúc nhất. Bức tranh mô phỏng cảnh hai bà cháu đang ngồi thái rau bèo cho lợn và trò chuyện rất vui vẻ. Đây cũng chính là câu chuyện diễn ra hằng ngày vào buổi sáng và khi trời nhá nhem tối của bà mình. Thực sự, “Hoài niệm” rất có ý nghĩa với mình và tin rằng, nhiều người xem cũng sẽ có thể đồng điệu.

Họa sĩ Trần Nguyên, làng quê Bắc Bộ, phỏng vấn nhân vật, nhân vật truyền cảm hứng, W Coffee Talk

Tò mò một chút nhé! Có ai đã truyền lửa cho đam mê hội họa của Trần Nguyên không?

Nếu vậy thì phải nhắc đến bố mình rồi. Là người làm nông nên ông gắn bó mật thiết với làng quê từ rất lâu. Trong khi đó, mình là thế hệ 9x thời đầu và chưa có đủ vốn sống để tái hiện cảnh vật một cách chân thực trên tranh vẽ. Do đó, bố đã đồng hành và chia sẻ cho mình nhiều ý tưởng hay ho cũng như những câu chuyện mà ông trải qua. Đặc biệt, bố chính là người sáng tác những câu thơ làm lời bình cho tranh của mình.

Giá trị cho người xem mà Trần Nguyên mong muốn những tác phẩm của mình có thể làm được?

Hy vọng rằng, những người thế hệ trước hay cả giới trẻ hiện nay khi chiêm ngưỡng chúng sẽ phần nào thêm yêu và tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước. Tất nhiên, để hiện thực hóa điều đó, mình nhất định sẽ tổ chức một triển lãm cá nhân trong tương lai gần.

Trong thực tế, nhiều yếu tố truyền thống dần mai một, mình tin rằng tranh vẽ chính là “kho tàng” lưu giữ rõ giá trị văn hóa nhất và có thể tồn tại đến muôn đời sau.

Họa sĩ Trần Nguyên, làng quê Bắc Bộ, phỏng vấn nhân vật, nhân vật truyền cảm hứng, W Coffee Talk

Cảm ơn Trần Nguyên vì những chia sẻ đầy cảm hứng!


ADVERTISEMENT