share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Reminiscence & Heritage Huế, nghe tưởng điệu buồn nhưng gam nào cũng mang màu ấn tượng


ADVERTISEMENT

“Nỗi niềm chi rứa Huế ơi

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên”

Mưa cũng là cái hồn cốt của đất Thần Kinh, mưa phải nhắc tới mưa Huế, đến Huế vào mùa thì mới biết thế nào là mưa dầm dề, trời đất như muốn sập. Tiếng chuông chùa ngân vang, kéo trùng cả lòng người. Thanh âm kéo dài ra một nỗi buồn hoang hoải, thêm thứ màu nhận diện của nền cũ lâu đài, lăng tẩm khiến Huế mang một điệu buồn thiên cổ là thế.

Mưa … như cái hồn cốt của đất Thần Kinh

Nên nghe bảo vô Huế chơi cỡ một tuần thì chẳng hiểu lý do chi mô, ngoài việc thăm thú hết cái ngỡ ngàng lần đầu biết đến vẻ đẹp cố đô thì người ta sợ nỗi buồn Huế giăng mắc vào tâm tư lắm. Nhưng dẫu đứng giữa cái không gian mà màu tịch mịch lấn át hết mọi âm sắc khác của đời sống, lỡ yêu thì nào đâu hay vì sao, mọi lý do bước chân đi đều muốn trở lại. Bởi vậy mà lại mang lăng kính khác, nghe tưởng điệu buồn nhưng gam nào cũng mang màu ấn tượng.

Chỉ cần thay đổi lăng kính, tưởng điệu buồn nhưng lại mang màu ấn tượng

Sài Gòn hay Hà Nội thì nhịp sống như không hề tắt, cả thành phố không có thời điểm chào ngày mới. Nhưng Huế thì bình minh sớm lắm, độ 4h sáng là thành khố đã khởi động, người ta bảo đó là giờ dương khởi, chắc lẽ cũng là cái nếp xưa, ngày như dài hơn mà cũng thư thả hơn, đủ để làm hết thảy mọi việc, không còn thấy cái cấp tập, hối hả, cho tới khi đêm xuống là thành phố cũng dần đi vào im bặt.

Bánh Huế chẳng nơi mô có được, ngon tới vô cùng

Len lỏi ra xa xa khỏi trung tâm. Tạm bỏ sang một bên những yếu tố di sản hay cung đình mà trăm ngàn con mắt đổ vào để đi tìm màu Huế, hòa mình giữa những sắc thắm thiên nhiên, giữa những con người miền Trung khi nào cũng sống thật lòng, ân tình mặn mòi như chính giọng nói của họ. Vô nhà chơi mời cho kỳ được những miếng ngon, chả chờ tới khi đói đã lo cho ăn. Bánh nậm, bánh bèo, bột lọc… mỗi thứ một xíu, chấm với thứ nước mắm mặn mòi màu thâm trầm vị biển chứ không như loại đóng chai, màu tươi mà ngọt sánh. Nhất định là cần có ớt xanh và chanh Huế mới chuẩn vị thơm đặc trưng, ăn cay xè nhưng không thể chối từ.

Lối vào nhà vườn An Hiên, cả một miền xanh mướt

Thôi thì ngắm từ trong nhà ra vườn vậy. Quý ở cái tấm lòng. Mời nhau ăn xong mới đưa đi thăm vườn. Miệt vườn Huế thì đẹp nhất ở khoảnh khắc nắng mai kéo lên trong veo làm bừng cả màn sương mỏng đang lấp lánh dưới lớp lông măng của cả một miền xanh mướt. “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” lại chẳng là cái ấn tượng như vậy. Một màu tươi mát, dịu nhẹ tới mơn man giữa thiên nhiên. Nhất là đang chính hạ, cây trái xum xuê trĩu cành, tới độ thu về sẽ rộ mùa. Ra vườn nhìn những hồng, boòng boong, bưởi, thanh long, nhãn… trông muốn tan chảy.

Một góc Huyền Không Sơn Thượng, ngỡ hư hư thực thực

Qua khúc quanh sông Hương, núi Ngự Bình về Hương Trà để trở lại chùa Huyền Không Sơn Thượng. Ngẫm thấy Huế với Đà Lạt cũng nhang nhác giống nhau ở điệu buồn, chỉ khác màu sương khói. Huyền Không Sơn Thượng tọa trên núi Hòn Vượn, giữa không gian rừng thiền và có cả rừng thông Vạn Tùng Sơn. Mà thực là bị mê lối kiến trúc nương mình vào thiên nhiên của chùa, mê cả từng khóm lan, đám hoa bay đang thả trên mặt hồ. Trở về chùa như được vỗ về bởi thiên nhiên, cỏ cây hoa lá và bởi cách các Sư, Ni đối đãi dẫu lạ hay quen. Đói thì cho ăn, khát cho uống. Sà vào là chuyện không ngừng, như con trẻ tìm thấy hơi ấm, cứ muốn dụi đầu vào mãi. Thấy được thỏa mãn, chỉ cần trong ý nghĩ thôi chứ chưa gửi đi thông điệp mà được đáp ứng ngay. Thấy những tấm lòng bao dung như trời đất, giản dị, nồng đượm, không khỏi gieo dắt nhớ thương.

Trường Quốc học ngày hè, tưởng ngồi giữa những âm vang vọng về

Mấy ngày ở chốn quê Huế, hằn những mảng màu ấn tượng là bởi vậy. Chiều xuống phố, rảo bước bên bờ sông Hương qua trường Quốc học & THPT Hai Bà Trưng. Không thuộc về ngôi trường này, chỉ mông lung tưởng tượng thấy màu áo trắng tinh khôi của các nữ sinh Đồng Khánh xưa kia, thấy những khuôn mặt sáng ngời, nhiều tự hào. Ngồi giữa những âm vang ve gọi hè, nhìn vòm lá xanh bên dãy nhà 2 tầng sơn màu đỏ kẻ chỉ trắng. Thêm một gam màu mới, màu đậm hẳn hoi, khác hẳn màu vàng theo lối kiến trúc ở những ngôi nhà Pháp cổ vẫn hằng thấy.


ADVERTISEMENT