share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

The Art Corner Lagom - Đủ là nhất


ADVERTISEMENT

Trong khi văn hoá phương Tây thường khiến người ta liên tưởng đến một lối sống quay cuồng với công việc, thì tại phương trời Thuỵ Điển, Lagom xuất hiện như một bản thể đối nghịch. Cũng là tư tưởng “mọi khoảnh khắc đều quý giá”, nhưng việc thực hành đều xoay quanh một hệ giá trị cốt lõi: Đủ, hài hoà, cân bằng. 

Lagom là một tính từ dùng để chỉ sự vừa phải, không quá nhiều mà cũng chẳng quá ít. Không dễ gì để có thể dịch từ này sang bất kì một ngôn ngữ nào khác, vì đây còn là một nếp sống đã gắn liền với văn hoá sở tại. Người Thụy Điển dùng lagom như một kim chỉ nam chung cho cả dân tộc. Lagom là vừa đủ, là thích hợp, là cân bằng nhưng không nhất thiết phải là hoàn hảo nhất. Khái niệm này được áp dụng rộng rãi trong mọi khía cạnh cuộc sống, từ giao tiếp, sinh hoạt đến văn hoá ẩm thực. 

Về nguồn gốc của Lagom, ta phải ngược dòng thời gian về trở về giai đoạn của những chiến binh Viking. Vào mỗi dịp tề tựu quanh lửa trại, các chiến binh thường truyền nhau những giọt rượu thơm ngon được đựng trong một chiếc sừng trâu. Người này uống hết rồi đến người kia, cứ thế mà đến hết vòng. Cũng vì lượng rượu có giới hạn, nên mỗi chiến binh đều phải biết giới hạn của mình để còn dành lại cho người khác, để ai cũng có phần. Nếp sống Lagom cũng từ đó mà hình thành.

LAGOM - Bữa ăn đủ dùng (Ảnh: Unsplash.com)

Trái với chủ nghĩa tiêu dùng và lối sống vội vã của nhiều quốc gia như Mỹ và Châu Âu, Lagom hướng đến sự bền vững, từ tốn và những giá trị lâu dài. Tinh thần Lagom thể hiện ở mọi mặt của cuộc sống Thụy Điển, từ việc mua thức ăn đủ dùng, mua quần áo đủ mặc, làm đủ việc. Về lâu dài, điều này hình thành một sự tiết chế trong mọi hành động của người Thuỵ Điển, hướng tâm hồn của mỗi người đến với sự cân bằng nhất.

Tinh thần Lagom còn được biết đến nhiều nhất qua phong cách kiến trúc, nội thất và thời trang của người dân nơi đây. Như bao ngôi nhà khác ở Bắc Âu, nhà của người Thuỵ Điển đều khoác lên mình một vẻ đẹp đặc trưng của phong cách tối giản (Minimalism). Những ngôi nhà của người Thụy Điển đối lập hoàn toàn với phong cách sang trọng và xa xỉ của giới quý tộc châu Âu hay giới tài phiệt Mỹ. Mỗi một ngôi nhà của người Thuỵ Điển là một tổ ấm đích thực mà nơi đó, mọi thứ đều đi cùng với khái niệm ĐỦ: đủ dùng, đủ ăn, đủ mặc, đủ ấm. 

Lagom chính là làm cho mọi thứ trở nên đơn giản và vừa đủ, nhưng vẫn phải đảm bảo được những công năng chính, hoặc tận dụng những công năng sẵn cho những mục đích sử dụng khác. Thử tượng tượng, bạn có thể vừa tận dụng chiếc bàn ăn nơi gian bếp để thưởng thức những món ăn ngon và cũng là nơi để bạn làm việc mà không bị xao lãng bởi những chiếc TV nơi phòng khách. Một ví dụ khác chính là chiếc sofa mà bạn hay dùng để ngồi xem TV, nếu khéo léo tinh chỉnh một chút thì bạn đã có ngay cho mình 1 chiếc giường gấp thật tiện lợi và đa dụng. Đây chỉ là một trong số những hình ảnh đặc trưng nhất mà bất kì ai có thể tìm thấy khi bước chân vào tổ ấm Lagom của người Thuỵ Điển.

LAGOM - Tổ ấm đủ rộng (Ảnh: Unsplash.com)

Đủ để phát triển hơn 

Thụy Điển cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới có trung tâm thương mại chuyên bán những món hàng đã qua sử dụng. Đây là kết quả của triết lý Lagom trong kinh doanh bền vững, thân thiện với môi trường, giúp tiết kiệm vật liệu và năng lượng, đồng thời giảm thiểu gánh nặng xử lý rác thải cho chính quyền địa phương.

LAGOM - Biết đủ mới là tự do (Ảnh: Unsplash.com)

Thế giới không ngừng đổi thay, chúng ta cũng thế. Tuy nhiên, đổi thay không đồng nghĩa với việc phải chạy theo những xu hướng nhất thời mà lại quên đi những giá trị bền vững đích thực. Thật may mắn, triết lý vừa đủ khiến con người ta bớt chạy theo những đòi hỏi ngày càng nhiều hơn đối với tài nguyên và môi trường sống. Lagom đã được ra đời từ đó, để khiến ta hiểu rằng: “BIẾT ĐỦ MỚI LÀ TỰ DO”.


ADVERTISEMENT