share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

The Art Corner “Lặng Yên San Sát", “Xướng ca cho ai?” - Góc nhìn của những con người yêu nghệ thuật đương đại


ADVERTISEMENT

Tuần trước WOW WEEKEND đã giới thiệu đến các bạn những thông tin về những buổi workshop và thảo luận trong tháng 11 tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory dành cho những bạn trẻ đam mê nghệ thuật. Và lần này, chúng mình sẽ đi sâu hơn về hai triển lãm đang diễn ra là triển lãm nhóm của Phan Anh, Trần Minh Đức và Ngọc Nâu; và triển lãm cá nhân đầu tiên của Đặng Thuỳ Anh. Cả hai triển lãm sẽ kéo dài đến ngày 19/01/2020, cho nên bạn không cần lo phải về thời gian đâu nhé!

LẶNG YÊN SAN SÁT 

 (Ảnh: Chờ, 2019. Sắp đặt điêu khắc, epoxy resin, trứng ốc. Độc bản.)

Một triển lãm cá nhân của Đặng Thuỳ Anh 

Khai mạc: 18h00 ngày 08 tháng 11 năm 2019 kéo dài đến hết ngày 19 tháng 01 năm 2020

Nghệ sĩ trẻ Đặng Thuỳ Anh bắt đầu đến với nghệ thuật bằng các thực hành trình diễn từ năm 2017, sau đó tiếp tục khám phá và thể nghiệm với nghệ thuật sắp đặt, nhiếp ảnh, các phương pháp thực hành nghệ thuật mang tính “vị niệm”. 

“Lặng Yên San Sát” là triển lãm cá nhân đầu tiên của Đặng Thuỳ Anh, cũng là dự án thực hành nghệ thuật đa phương tiện kéo dài hai năm mà cô bắt đầu thực hiện vào năm 2018. Xuyên suốt dự án, Thuỳ Anh sử dụng ốc bươu (cả ở dạng sinh vật sống lẫn ở dạng tái hiện lại) làm chất liệu chính; bên cạnh việc thử nghiệm với đa dạng phương tiện khác như sắp đặt biệt vị, nhiếp ảnh, điêu khắc và video. Loài nhuyễn thể này, đặc biệt là ở đặc tính sinh sống và biến hình đổi dạng theo thời gian của nó, cũng là một vật trung gian để Thuỳ Anh phóng chiếu những ưu tư của mình về tốc phát triển không điểm dừng của đô thị hoá cũng như ảnh hưởng của nó lên đời sống con người. 

Tưởng chừng hai chủ thể: ốc bươu và đô thị, không chia sẻ nhiều điểm chung, nhưng bằng con mắt tinh nghịch và hiếu kỳ của mình, Thuỳ Anh quan sát và tìm thấy những tương đồng đầy bất ngờ trong cách hai chủ thể chuyển động trong không gian và thời gian. Lấy cảm hứng từ câu chuyện ngôi nhà tập thể của gia đình mình trên bờ vực giải tỏa, bằng cách biến đổi không gian vật lý của triển lãm hay sử dụng sinh vật sống làm chất liệu nghệ thuật, Thuỳ Anh đề xuất một cách đặt vấn đề mới mẻ với những biến đổi của không gian đô thị, vừa phấp phỏng lo âu nhưng cũng đầy thú vị. 

Triển lãm thuộc chương trình “Materialize” chương trình triển lãm được khởi xướng bởi The Factory vào năm 2017, nhằm tạo cơ hội trưng bày cho nghệ sĩ Việt Nam chưa từng có dịp giới thiệu tác phẩm tới công chúng, cũng như tạo điều kiện để nghệ sĩ được thử nghiệm và học hỏi qua việc trưng bày tác phẩm một cách chuyên nghiệp.

XƯỚNG CA CHO AI?

 (Ảnh: Ngọc Nâu. “Những Ghi chú Phong cảnh” 2019)

Triển lãm nhóm của Phan Anh, Trần Minh Đức và Ngọc Nâu

Khai mạc: 18h00 ngày 08 tháng 11 năm 2019 kéo dài đến hết ngày 19 tháng 01 năm 2020

Từ ba góc nhìn nghệ thuật riêng biệt của Phan Anh, Trần Minh Đức và Ngọc Nâu. Mỗi quan điểm lại trình bày một cách hiểu về sự nỗ lực của nhân loại trong việc gán cho thế giới siêu hình một mục đích nào đó, như một minh chứng cho ý nghĩa của cuộc sống. Các tác phẩm của ba nghệ sĩ đều xen lẫn giữa tính cá nhân và tính tập thể để khám phá khả năng của con người trong mối tương quan với niềm tin; thông qua những khái niệm trừu tượng, những giá trị về niềm tin (được truyền giảng qua các câu chuyện và nghi thức mà ta học thuộc lòng và thực hành thành thục) cần phải được diễn giải lại trong bối cảnh thế kỷ 21 hiện nay. 

Tiêu đề của triển lãm “Xướng ca cho ai?” là lời cải biên từ một câu thành ngữ, ngụ ý chỉ một người con trai hào hứng dùng lời ca tiếng hát, nhằm thuyết phục đám đông nghe theo những ý tưởng của mình. Người nghe có vẻ đã hoàn toàn hưởng ứng (thông qua cách họ hòa nhịp cùng ca từ trang nghiêm và điệu bộ cơ thể đầy tự tin của người diễn thuyết), liệu sự hưởng ứng này chỉ là vẻ bề ngoài khi anh ta vẫn tiếp tục ngân vang, nhưng thực chất không chú tâm đến phản ứng của họ. Liệu điều này có nghĩa là anh ta không không tin tưởng họ? Liệu những hành vi theo thói quen trong thực hành tín ngưỡng có thể hiện sự hiểu biết thực chất về mục đích đằng sau tín ngưỡng đó? Liệu có đúng rằng (hay, tại sao) các tín ngưỡng luôn cần được thực hiện trong/bởi một tập thể?

Qua nhiều phương pháp thực hành (đa phương tiện, thị giác, sắp đặt và chất liệu nghệ thuật khác nhau. Ba nghệ sĩ Phan Anh, Trần Minh Đức và Ngọc Nâu cũng đang suy ngẫm, thông qua quá trình thử loại bỏ những quy chụp xã hội ra khỏi nghiên cứu của họ về tự nhiên, văn hoá và tâm linh. 

Xuất hiện trong triển lãm là những “bái vật” và biểu tượng chứa đựng tri thức: một cuốn sổ viết những ký tự khó hiểu, những cánh tay bị đứt lìa khỏi tượng đài, hay một thánh vật được tái hiện bằng công nghệ kỹ thuật số. Tất cả đều đặt câu hỏi về cách thức mà đức tin có thể khiến ta trở nên mù lòa, nhất là khi những công cụ mang lại tri thức lại trở thành yếm thế trước sức nặng của sự hoài nghi, bị cắt chi thể (và vì thế chỉ có thể được tiếp cận như một dạng ký ức bị đứt gãy), hay phải dựa vào công nghệ kỹ thuật số để tiếp chuyển giao và sống sót.

Mong rằng hai triễn lãm “Lặng Yên San Sát” và “Xướng Ca Cho Ai?” sẽ mang đến với bạn một cái nhìn chân thực hơn về thế giới nghệ thuật đương đại của các nghệ sĩ trẻ tại Việt Nam. Đây không chỉ là những tiền đề phát triển mà còn là sự thôi thúc cho những ai có niềm đam mê đến nền văn hoá, nghệ thuật tại Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng. 

Địa điểm: The Factory Contemporary Arts Centre – 15 Nguyễn Ư Dĩ, Thảo Điền, Quận 2, TP.Hồ Chí Minh

Sự kiện có thu phí với giá vé: 

Giá vé người lớn: 100,000VND (online); 130,000VND (tại cửa) 

Giá vé học sinh/sinh viên: 40,000VND (các bạn mang thẻ sinh viên khi đến sự kiện)

Thông tin chi tiết và đặt vé: https://factoryartscentre.com/ 










 


ADVERTISEMENT