share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

The Art Corner Little Forest: Ai cũng có “khu rừng nhỏ” bình yên trong tâm hồn


ADVERTISEMENT

Một ngôi nhà nhỏ nằm biệt lập trên núi, xung quanh chỉ có sông suối và rừng thẳm. Đó là những nét vẽ đầu tiên mà Little Forest mở ra về chốn đồng quê yên ả tại vùng đông bắc nước Nhật.

Little Forest, phim chữa lành, review phim, phim lẻ hay

Chuyển thể từ manga cùng tên, tác phẩm của đạo diễn Junichi Mori chia thành 2 phần là Hạ - Thu (2014) và Đông - Xuân (2015). Bộ phim được dẫn dắt dưới lời trần thuật của nhân vật chính Ichiko (Ai Hashimoto). Vì bất mãn với công việc hằng ngày tại Tokyo phồn hoa, Ichiko chọn trở về quê nhà của mình là ngôi làng Komori ở vùng Tohoku. Hằng ngày, cô vui thú bên vườn tược và sống tự cung tự cấp, trồng trọt cây trái theo phương châm “mùa nào thức nấy”.

Sự diệu kỳ của thiên nhiên

“Komori là xóm nhỏ trong một làng ở vùng Tohoku. Không có cửa hàng ở đây. Nhưng nếu cần mua sắm, có một siêu thị hợp tác xã của nông dân và vài cửa hàng ở trung tâm làng, gần tòa thị chính [...] Mỗi khi đến đó, phải mất cả ngày”.

Little Forest, phim chữa lành, review phim, phim lẻ hay

Little Forest gây ấn tượng bởi lời mào đầu được lặp đi lặp lại trong mỗi phân cảnh giao mùa. Điều này cho thấy rõ tính chất bất biến của nhịp sống thôn quê. Để rồi sau đó, khán giả phải xuýt xoa trước những khung hình tươi đẹp: cánh đồng lúa xanh mướt, vườn cà chua chín mọng hay cảnh hoa mận nở trắng trời xuân… Tuy nhiên, Little Forest không tô hồng cuộc sống vùng quê. Qua bộ phim, người xem biết được những ngày mưa hay một trận tuyết ập đến đều có thể phá hoại cả mùa màng, hay phần nào hiểu được đức tính chịu thương chịu khó của người nông dân.

Có thể nói, Little Forest là một tác phẩm trọn vẹn về mặt thị giác với những món ăn đặc trưng của Nhật Bản như komesawa, hồng treo gió, mochi làm từ đậu nành lên men… được bày biện tinh tế và đẹp mắt. Đặc biệt, chúng đều có “đất diễn” cho riêng mình, mô phỏng chi tiết từ khi gieo trồng, thu hoạch, chế biến cho đến lúc hoàn thành và bảo quản. Góc máy cận cảnh vào thành phẩm cộng với lời thuyết minh của nhân vật về món ăn vừa cho thấy sự quy củ trong văn hóa ẩm thực người Nhật, vừa bộc lộ tình yêu của Ichiko với sản vật thiên nhiên.

Little Forest, phim chữa lành, review phim, phim lẻ hay

Little Forest, phim chữa lành, review phim, phim lẻ hay

Triết lý sống thuận theo tự nhiên trong Little Forest được truyền tải một cách nhuần nhị. Điều này được thể hiện qua việc Ichiko không nỡ nhìn những quả nhót trong rừng rơi rụng rồi bị vứt nên đã hái về làm mứt; cách cô dự trữ cà chua, củ cải tự nhiên cho mùa sau hay việc người dân Komori không sử dụng công nghệ hiện đại khi làm nông.

Tôn trọng tự nhiên cũng giống như việc tôn trọng những gì mình đang có, và khi sống thuận theo tự nhiên như vậy, ta sẽ trở nên bình tâm và không còn cưỡng cầu những thứ ngoài tầm.

Hiểu thấu chính mình luôn là “bài toán” khó

Little Forest không đơn thuần là cuốn cẩm nang về ẩm thực xứ anh đào mà còn kể về hành trình nhân vật chính tự chữa lành bản thân. Ở tuổi 18, Ichiko phải chật vật xoay xở mọi thứ khi mẹ cô đã bỏ nhà ra đi, rồi khi chán ngán với cuộc sống tại thành phố, cô quyết định khăn gói về lại căn nhà gỗ đơn sơ nơi hai mẹ con từng sinh sống.

Little Forest, phim chữa lành, review phim, phim lẻ hay

Thoạt đầu, người xem nghĩ Ichiko sẽ có một cuộc sống thanh bình hơn khi bỏ phố về quê. Thế nhưng, qua từng lời tự sự của nhân vật, ta mới hiểu được mọi thứ không đơn giản như thế. Cô phải tự mình bổ củi, gặt lúa, hái quả… và học nhiều kỹ năng sống khác để sinh tồn. Với Ichiko, chỉ có nấu nướng mới đủ sức thanh lọc tâm hồn cô. Ấy vậy mà mỗi lần vào bếp, hình ảnh về người mẹ khi xưa lại bất chợt ùa về:

“Trình tự giống hệt mẹ làm, nhưng hương vị lại rất khác. Dù rau được lựa chọn rất kỹ nhưng vẫn chẳng thể ngon hơn khi mẹ nấu”.

Little Forest, phim chữa lành, review phim, phim lẻ hay

Những suy nghĩ về mẹ cứ hiện hữu trong tâm trí cô. Có lẽ, căn nhà của hai mẹ con chính là điểm tựa duy nhất để Ichiko bám víu vào. Sự chơi vơi còn được thể hiện trong phân cảnh cô lững thững bước giữa trời tuyết, dưới góc máy toàn rộng như một chấm điểm giữa mùa đông. Trong triết học, mỗi khi đứng giữa thiên nhiên vũ trụ, con người đều tự thấy mình nhỏ bé và luôn khát khao giải mã chính mình. Dường như Ichiko cũng như thế. Mỗi ngày trôi qua, cô đều cố tỏ ra bình thản nhưng trong lòng cô lại không hiểu được thế nào mới thực sự là hạnh phúc.

Tuy xuất hiện khá ít nhưng Yuta (Takahiro Miura) lại là nhân vật quan trọng trong quá trình giúp Ichiko phát triển nhận thức. Nhờ có Yuta, Ichiko mới hiểu rằng bản thân chỉ đang trốn tránh sự thật và cô phải dũng cảm bước ra khỏi “khu rừng” nhỏ hẹp của mình để tiếp tục đương đầu với thế giới ngoài kia. Ngay cả những người cao tuổi trong làng Komori cũng là mắt xích không thể thiếu để Ichiko có thể nhận ra lẽ sống của mình.

Ở bộ phim, những triết lý sống được cài cắm khéo léo vào trong từng tình tiết chứ không hiển lộ rõ ràng. Chẳng hạn, việc Ichiko tận dụng phần thức ăn còn thừa, tìm hiểu điều kiện thổ nhưỡng phù hợp cho từng loại cây hay cách cô xoay xở mùa màng trước thời tiết khắc nghiệt... cũng tương tự việc con người chuyển nguy thành nan để vượt qua mọi thách thức trong đời. Hay biến cố người mẹ bỏ nhà đi chỉ được nhắc đến một cách nhẹ nhàng, không bi kịch hóa... như việc nếu xem mọi khổ đau trong đời là thường tình, thì tất cả sẽ nhẹ nhàng như gió thoảng mây bay.

Little Forest, phim chữa lành, review phim, phim lẻ hay

Sau tất cả, Ichiko có giải được “bài toán” của chính mình? Hay liệu cô có tìm được “khu rừng nhỏ” bình yên trong tâm hồn mà bản thân khao khát?

>> Xem thêm: Đi đến nơi có gió: Từ thước phim chữa lành đến tác phẩm phát triển du lịch văn hóa


ADVERTISEMENT