share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Inspiration Journey Lời nhắn từ rừng sâu & 168 giờ sinh tồn của Kẻ Du Mục tại Amazon


ADVERTISEMENT

“Bí ẩn sâu tận trong rừng Amazon không phải một bài toán cần giải, mà là một hành trình cần trải nghiệm” - Kẻ Du Mục.

Bị sự hấp dẫn và bí ẩn của rừng Amazon thu hút, Kẻ Du Mục (anh Phan Thanh Quốc) quyết định đặt chân đến Ecuador và đi sâu vào bên trong rừng rậm để hiểu thêm về những câu chuyện ẩn sâu trong khu rừng này.

Sau 4 chuyến bay nối chuyến từ Việt Nam, cuối cùng Kẻ Du Mục cũng đặt chân đến lãnh thổ Ecuador, sau đó đi thêm một đoạn nữa để đến khu vực ranh giới của Amazon rồi đi thuyền vào sâu trong rừng rậm. Chuyến đi đặc biệt kéo dài 168 giờ. Tất cả phải đi thuyền trong nhiều ngày liền để đến khu vực có bộ lạc người Waorani - bộ lạc nguyên thuỷ hiếm hoi còn săn bắt - hái lượm trên trái đất.

Kẻ du mục, thám hiểm rừng amazon, khám phá amazon, hành trình tại rừng rậm amazon, người Huaorani, ecuadorKẻ Du Mục và những người dân Waorani đi săn

Hành trình trong rừng rậm Amazon

Để sinh tồn trong Amazon nhiều ngày, Kẻ Du Mục mang theo khá nhiều thức ăn, nước uống, lều trại, nệm, túi ngủ, thiết bị quay phim, v.v. và quan trọng nhất là xăng dầu để chạy xuồng máy. Hành trình có thêm ba người của bộ lạc đi cùng để lái thuyền. 40 năm trước những người này vẫn sống trong rừng rậm, nhưng sau khi tiếp xúc với con người ở thế giới bên ngoài, bây giờ họ đã rất thân thiện và cởi mở.

Cả đoàn đến trạm dừng đầu tiên và được hai cô chú của bộ lạc tiếp đón, chú Gava và cô Demonte. Khung cảnh xung quanh xanh mát được bao phủ bởi âm thanh của thiên nhiên, không có internet và gần như cách ly với bên ngoài. Họ còn nuôi thêm nhiều loài động vật như chó, gà, khỉ hay chim vẹt đủ màu sắc cho “vui cửa vui nhà”. Đồ ăn hôm đó vẫn còn rất ngon, cơm thịt bò với bơ. Nhưng mà niềm vui này chỉ còn được thêm vài ngày nữa thôi!

Kẻ du mục, thám hiểm rừng amazon, khám phá amazon, hành trình tại rừng rậm amazon, người Huaorani, ecuadorKẻ Du Mục và những bữa ăn trưa trong rừng rậm

Sáng hôm sau, Kẻ Du Mục theo chân người dân tiến sâu vào khu vực nguy hiểm. Lần này phải đi liền một mạch vì nơi đây vẫn có những bộ lạc chưa từng tiếp xúc với con người ở thế giới bên ngoài, họ rất nguy hiểm.

Có những hôm phải đi dưới trời mưa, hết mưa rồi lại nắng, từ sáng đến tối; Có lúc xuồng hết xăng, có lúc tắt máy không khởi động được, phải lấy xăng trộn với dầu để đi tiếp; Có những đoạn nước chảy xiết trôi cả thuyền. Đêm về, bốn bề bao trùm một màu đen, luôn phải có người đứng trước mũi thuyền để quan sát vật cản. Trong rừng Amazon mọi thứ đều vô chừng, không thể nào lường trước, phải luôn chuẩn bị tâm lý chờ đón điều bất ngờ.

Kẻ du mục, thám hiểm rừng amazon, khám phá amazon, hành trình tại rừng rậm amazon, người Huaorani, ecuador

Sau khi đi khoảng 280km đường sông thì cả đoàn đã đến nơi, cũng là lúc Kẻ Du Mục chạm mặt người nguyên thủy. Đó là cộng đồng người Waorani, bộ lạc nguyên thủy hiếm hoi còn sống sót trên thế giới. Tại đây, cuộc phiêu lưu chính thức bắt đầu!

Những chuyến đi săn

Trời sáng là thời điểm của những chuyến đi săn. Hôm nay là chuyến đi săn đầu tiên của Kẻ Du Mục cùng với các chú trong bộ lạc người Waorani. Họ đi chân trần vào rừng để săn khỉ. Càng vào sâu, các loài sinh vật càng đa dạng và độc đáo. Đặc biệt, Kẻ Du Mục có dịp gặp loài heo có vòi, ếch phi tiêu độc được dùng để tẩm vào phi tiêu đi săn bắt.

Kẻ du mục, thám hiểm rừng amazon, khám phá amazon, hành trình tại rừng rậm amazon, người Huaorani, ecuador

Mỗi bước chân trong rừng rậm đều phải rất cẩn thận. Ở đây có quá nhiều đầm lầy, có những đoạn đầm lầy nước lớn, cao hơn cả đầu gối. Người Amazon thường nói: 

“Đừng để bị lún xuống đầm lầy của Amazon, hãy đi sát rễ cây và bám vào lá cây để giữ thăng bằng. Amazon mà, không thiếu rễ cây cho bạn đâu”.

Người của bộ tộc Waorani dùng ống thổi dài với những phi tiêu tẩm độc từ mủ cây Kurare để đi săn. Họ hiểu biết sâu sắc về cây cối trong rừng rậm, cây nào độc hay cây nào có thể dùng làm thuốc. Qua ngày đầu tiên, Kẻ Du Mục đã được trải nghiệm tập tục săn bắt của người nguyên thuỷ, hiểu cách làm chất độc từ lá Kurare, hay làm thế nào để thổi phi tiêu trúng con mồi cách xa hàng chục mét, v.v.

Kẻ du mục, thám hiểm rừng amazon, khám phá amazon, hành trình tại rừng rậm amazon, người Huaorani, ecuadorTrải nghiệm săn bắt bằng ống phi tiêu dài theo hướng dẫn của người Waorani

Đối mặt với “thuỷ quái”

Những ngày tiếp theo là trải nghiệm cực kỳ thú vị mà trước đây chỉ thấy trong phim ảnh: Đi săn “thuỷ quái” rừng Amazon, Anaconda, loài trăn nước khổng lồ lớn nhất thế giới. Đây là trải nghiệm hết sức nguy hiểm không chỉ đối với Kẻ Du Mục mà còn cả người bản địa. Chuyến đi này Kẻ Du Mục may mắn có sự đồng hành của chú Ginto và Comita, những chuyên gia về trăn.

Anaconda thường nằm ở những gốc cây. Sức mạnh của chúng rất khủng khiếp, một cú siết của Anaconda có thể làm gãy xương sườn của một con bò lớn. Chưa kể tốc độ của nó rất nhanh, khoảng 20km/giờ. Một con trăn Anaconda trưởng thành có thể đạt chiều dài khoảng 10m và nặng 500kg.

Kẻ du mục, thám hiểm rừng amazon, khám phá amazon, hành trình tại rừng rậm amazon, người Huaorani, ecuadorTrải nghiệm đi thuyền tìm kiếm trăn khổng lồ Anaconda 

Để săn Anaconda, người ta di chuyển bằng thuyền với mái chèo, không dùng động cơ máy vì tiếng động sẽ đánh thức trăn khổng lồ. Càng vào sâu, không gian càng trở nên yên tĩnh, chỉ có âm thanh của thiên nhiên, làm cho không khí càng thêm hồi hộp và căng thẳng. Ngày đầu tiên đi săn kết thúc mà không thu hoạch được gì. Không bỏ lỡ cơ hội, Kẻ Du Mục và những người đồng hành quyết định đi vào sâu hơn nữa trong ngày tiếp theo.

Ngày thứ hai của chuyến đi săn, khi mọi người đang tập trung quan sát các ngóc ngách trên sông, một con vật to lớn nhảy lên khỏi mặt nước, rồi lộn nhào xuống. Một pha “hú hồn” khiến Kẻ Du Mục ngã nhào xuống thuyền. Thì ra là một con cá cỡ đại! “Đừng lo sợ, ai mà sợ hãi thì sẽ bỏ mạng ở trong rừng này”, người nguyên thuỷ nhắc nhở.

Và rồi nhân vật chính xuất hiện, một con Anaconda ngay trước mắt, dài khoảng 6 mét. Có vẻ như nó đã ăn no nên nổi lên mặt nước để tiêu hoá và sưởi ấm.

Kẻ du mục, thám hiểm rừng amazon, khám phá amazon, hành trình tại rừng rậm amazon, người Huaorani, ecuadorKhoảnh khắc Kẻ Du Mục cùng “thuỷ quái” Anaconda trong rừng Amazon

Khi thấy Anaconda, ban đầu mọi người còn dè chừng. Sau đó, họ áp sát thuyền và tiếp cận rất gần. Những người bản địa cầm lấy đuôi Anaconda và kéo “em ấy” lên thuyền nhưng nó quá mạnh. Họ dùng cả động cơ thuyền để kéo Anaconda đi nhưng vẫn không được, thậm chí chiếc thuyền còn bị nó kéo ngược lại. Không hề dễ dàng, sau một ngày trời rong ruổi, cả nhóm chỉ chạm được vào thân dưới Anaconda.

“Ngôi nhà” của muôn loài, “lá phổi” của Trái Đất

Rừng Amazon có khoảng 2,5 triệu loài côn trùng. Bao nhiêu ngày ở Amazon là bấy nhiêu ngày Kẻ Du Mục bị côn trùng đốt. Vết đốt của côn trùng ở đây không chỉ làm ngứa mà có thể gây bỏng rát hoặc làm tê liệt những chỗ bị đốt.

Khi thức ăn mang theo dần cạn kiệt, anh chàng cùng người của bộ lạc đi bắt cá Piranha (cá răng đao hay còn gọi là cá cọp). Không chỉ để làm thức ăn, họ còn dùng răng của cá piranha để làm dao và dụng cụ cắt tóc. Họ giăng lưới để bắt cá và thu hoạch được kha khá, có thể đủ ăn trong vài ngày.

Một năm một đợt, rùa từ sông sẽ lên bờ để đẻ trứng. Người trong bộ lạc lần theo vết chân rùa để tìm những hốc trứng rùa mang về làm thức ăn hoặc đi săn gà rừng và khỉ. Những ngày cuối, người bản địa còn muốn cho Kẻ Du Mục chiêm ngưỡng một trong những biểu tượng của sông Amazon: Cá heo hồng.

Kẻ du mục, thám hiểm rừng amazon, khám phá amazon, hành trình tại rừng rậm amazon, người Huaorani, ecuadorKẻ Du Mục cùng người bản địa đánh bắt cá Piranha (cá răng đao hay còn gọi là cá cọp)

Anh chàng cùng người dân đi thuyền ra sông và tạo nên thứ âm thanh thu hút cá heo. Từ xa, một đốm vây hồng đi là là trên mặt nước, sau đó bất ngờ nhảy lên rồi thực hiện hai cú lượn vòng thật đẹp. Cá heo hồng nhảy lên trên mặt nước để tìm thức ăn, để loại bỏ được ký sinh trùng trên cơ thể hay đơn giản chỉ để giải trí. 

Đêm xuống cũng là lúc người dân nhảy múa, điệu nhảy đơn giản, đậm chất rừng rậm. Họ nhảy theo vòng tròn trong khi những người đàn ông thì thổi sáo. Tốc độ và nhịp độ ngày càng trở nên điên cuồng và kết thúc bằng những câu nói lặp đi lặp lại.

Lời nhắn từ rừng sâu

Đêm cuối, tộc trưởng của bộ lạc Huaorani đã chia sẻ những lời từ tận đáy lòng, về môi trường sống của họ càng ngày càng bị thu hẹp và họ phải càng tiến sâu hơn nữa vào trong rừng rậm. Hàng nghìn năm trôi qua, họ sống ở đây, họ biết tất cả về rừng sâu nhưng không biết gì về thế giới bên ngoài, mỗi ngày chỉ cần được đi săn bắt là họ đã hạnh phúc. Nhưng bắt đầu họ lo sợ mái nhà của họ bị ảnh hưởng, môi trường sống bị ảnh hưởng vì vấn nạn khai thác dầu mỏ.

Kẻ du mục, thám hiểm rừng amazon, khám phá amazon, hành trình tại rừng rậm amazon, người Huaorani, ecuadorKẻ Du Mục chụp hình cùng tộc trưởng và những người bộ tộc nguyên thuỷ Waorani


“Chúng tôi là một nhóm người Huaorani. Chúng tôi mới tiếp xúc với con người gần đây. Hàng nghìn năm trước, văn hoá này, ngôn ngữ này, rừng rậm này và cách sống này, tổ tiên chúng tôi đã sống như thế. Dù là trước khi gặp con người hay sau khi gặp con người, đàn ông và phụ nữ đều sống theo cách này, cùng chung một mái nhà, cùng chung một khu rừng và chúng tôi nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ của chúng tôi. 

Bây giờ chúng tôi có mặc đồ nhưng chúng tôi sẽ giữ ngôn ngữ của mình bởi tổ tiên của chúng tôi đã bảo vệ khu rừng này. Chúng tôi muốn dạy về văn hóa, dạy về ngôn ngữ rừng rậm của chúng tôi. Những con vật trong khu rừng này là cuộc sống của chúng tôi.

Bây giờ thế giới biết về Ecuador và chúng tôi phải đối mặt với nhóm người khai thác dầu mỏ. Người Tageri cũng muốn tiếp tục được sống trong khu rừng của họ, do đó chúng tôi phải lên tiếng để họ được sống. Đó là lý do tại sao chúng tôi vẫn tiếp tục đấu tranh từng ngày. Chúng tôi luôn phải đấu tranh để được sống. Bởi vì họ không dừng tay lại, họ khai thác dầu ngày càng nhiều. Đối với chúng tôi đây là vấn đề nghiêm trọng. Chúng tôi không muốn mất cuộc sống như thế này. Chúng tôi sẽ tiếp tục sống như thế này mãi mãi.

Chúng tôi muốn cháu chuyển thông điệp này tới thế giới bên ngoài, đó là lý do tại sao tôi chào đón cháu đến nhà của chúng tôi. Hy vọng thời gian cháu ở đây đều là tốt đẹp. Cảm ơn cháu rất nhiều!”

- Trích lời Tộc trưởng của bộ lạc Huaorani -


Trước khi tạm biệt, Kẻ Du Mục không quên cho người nguyên thuỷ kẹo làm quà và chào tạm biệt những người đã cùng đồng hành với anh suốt hành trình ý nghĩa vừa qua.


ADVERTISEMENT