share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

The Art Corner Màu sắc trong những bộ phim của Wes Anderson


ADVERTISEMENT

Với phong cách làm phim độc đáo nhờ sự đầu tư trong cốt truyện, xây dựng hình tượng nhân vật và chất lượng hình ảnh, những bộ phim của Wes Anderson luôn để lại ấn tượng mạnh cho khán giả. Đặc biệt, Wes Anderson tạo ra một thế giới của riêng mình - một thế giới vừa sống động vừa kỳ lạ bằng những bảng màu tươi sáng và có độ bão hoà cao. Màu sắc trong những bộ phim của Wes Anderson không chỉ tạo nên ấn tượng mạnh về mặt hình ảnh, hình tượng nhân vật mà còn ẩn ý những khái niệm sâu sắc. 

Đi ngược với lý thuyết màu sắc truyền thống

Wes Anderson, màu sắc, màu sắc trong phim

Hầu hết các nhà làm phim có xu hướng tuân theo lý thuyết màu sắc của việc làm phim - rằng một số màu sắc gợi ra những cảm xúc nhất định trong những cảnh tương ứng với những cảm xúc đó. Đồng thời, màu sắc cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của người xem. Thông thường, gam màu tươi sáng và ấm áp gắn liền với những khung cảnh vui tươi, hạnh phúc. Màu vàng, cam, hồng hoặc xanh lam nhạt thường gắn liền với những cảnh phim dễ chịu hoặc thoải mái. Mặt khác, màu tối có thể đại diện cho sự khó chịu hoặc không bất định. Nếu một cảnh có bảng màu tối, nó ngụ ý cho sự lo lắng, sợ hãi hoặc buồn bã. 

Thế nhưng, Wes Anderson đã lật ngược lý thuyết trên. Những bộ phim của ông thường miêu tả những sự kiện không may bằng màu sắc "hạnh phúc". Ông tạo ra những cảm phim cảnh buồn với màu sắc tươi sáng và có độ bão hoà cao. 

Ví dụ, trong Moonrise's Kingdom, nhân vật phản diện chính của phim, được đặt tên là Social Services đội chiếc mũ và mặc áo khoác màu xanh navy. Màu chủ đạo của cô là màu tôn lên sự tin cậy và an toàn, nhưng Anderson đã liên kết nó với một nhân vật đại diện cho quyền uy, sự nguy hiểm và chia rẽ.

Wes Anderson, màu sắc, màu sắc trong phim Nhân vật phản diện Social Services trong được thể hiện bởi nữ diễn viên Tilda Swinton 

Có thể nói, sự kết hợp giữa những khái niệm u buồn, đen tối và màu sắc tươi sáng với nhịp độ nhanh là điều khiến những tác phẩm của Wes Anderson trở nên vô cùng độc đáo. 

Đỏ - Sắc màu rực rỡ tượng trưng cho xung đột gia đình

Wes Anderson, màu sắc, màu sắc trong phim

Chỉ cần xem một hoặc hai bộ phim của Wes Anderson, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra ông rất thích màu đỏ. Đáng chú ý hơn, ông thích sử dụng màu đỏ để tượng trưng cho nỗi đau, nỗi thống khổ và sự tức giận khi các nhân vật gặp rơi vào tình cảnh khó khăn. Đỏ là màu sắc rực rỡ và tích cực, nhưng ẩn sâu bên trong là nỗi đau và gánh nặng của mỗi nhân vật.

Trong Rushmore, Max Blume đội chiếc mũ đỏ khi anh khao khát tình cảm dành cho cha mình. Trong The Royal Tenenbaums, Chas Tenenbaum và hai con trai của ông sau này đều mặc những bộ đồ thể thao màu đỏ. Tình phụ tử là nút thắt cảm xúc trong những tác phẩm này, và màu đỏ được Wes Anderson sử dụng để phản ánh sự suy sụp và tính cách của những nhân vật nam.

Wes Anderson, màu sắc, màu sắc trong phim

Một ví dụ khác là nhân vật chính trong The Life Aquatic with Steve Zissou. Nhà hải dương học già Steve Zissou mang trong mình vô vàn nỗi thống khổ. Ông phải vật lộn với thực tế là phần lớn khán giả đang dần quên sự tồn tại của ông. Ông đau buồn khi mất đi người bạn đời của mình. Ông muốn trở lại thời kỳ đỉnh cao, nhưng ông lại nghi ngờ khả năng của mình và hoài nghi về bản thân. Nhân vật này luôn gắn liền với chiếc mũ beanie màu đỏ đậm - một phần của đồng phục của thuỷ thủ đoàn.

Wes Anderson, màu sắc, màu sắc trong phim

Hồng - Thế giới hời hợt đầy giả tạo

Wes Anderson, màu sắc, màu sắc trong phim

Nhắc đến màu hồng, người yêu phim Wes Anderson sẽ nghĩ ngay tới The Grand Budapest Hotel. Đây cũng là bộ phim gần gũi với khán giả đại chúng nhất, được ví như một bữa tiệc điện ảnh đầy màu sắc mãn nhãn. Sắc hồng bao phủ khắp bộ phim, từ màu của khách sạn Budapest cho đến những chiếc hộp bánh của cô nàng Agatha. Toàn bộ thế giới của The Grand Budapest ngập tràn sắc màu tươi sáng, nhưng lại là một thế giới hời hợt. 

Đối với ngài Gustave - vị quản lý của Grand Budapest Hotel, cuộc sống là một bữa tiệc dài và phù phiếm. Quảng giao và hẹn hò với những mệnh phụ lớn tuổi lắm tiền dường như là một cách để Gustave thay thế cho việc bày tỏ tình cảm thực sự của mình. Wes Anderson đã phản ánh sự hời hợt giả tạo này bằng màu hồng kẹo ngọt thường xuyên hiện diện trong các cảnh của nhân vật này. 

Wes Anderson, màu sắc, màu sắc trong phim

Tuy nhiên, màu hồng cũng được sử dụng để làm bật lên những giá trị sâu sắc giữa thế giới hời hợt. Đó chính là tình yêu của giữa hai nhân vật trẻ tuổi Zero và Agatha. Những phân cảnh giữa hai nhân vật này được bao vây bởi những chiếc hộp hồng nhạt với họa tiết ruy-băng xanh, đồng thời bức tường làm nền mang màu hồng tươi sáng.

Wes Anderson, màu sắc, màu sắc trong phim

Không thể phủ nhận thành công của Wes Anderson với tư cách là một nhà làm phim phụ thuộc vào việc sử dụng màu sắc. Chỉ cần đọc tiêu đề của một bộ phim của Wes Anderson và xem qua một lần, khán giả có thể nhớ mãi màu sắc đặc trưng của bộ phim đó. Cùng với cốt truyện được đầu tư bài bản và thể loại bi hài độc đáo, óc thẩm mỹ và cách phối màu đã biến Wes Anderson thành phù thuỷ màu sắc trong bộ môn nghệ thuật này.


ADVERTISEMENT