share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Reminiscence & Heritage ''Miền Tây - Ký ức những ngày nhỏ và hiện tại''


ADVERTISEMENT

Miền Tây Nam Bộ - hay còn gọi với tên gần gũi, ngắn gọn hơn “miền Tây” bao gồm 11 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương. Đây chắc có lẽ là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu, đất đai trù phú và được mệnh danh là “vựa lúa” lớn nhất của Việt Nam. Đồng thời miền Tây còn được mệnh danh là một trong những địa điểm du lịch sinh thái, ẩm thực, văn hoá nổi tiếng.

Ảnh: Shutterstock

Tôi may mắn được sinh ra ở vùng đất trù phú này và có cơ hội lớn lên, trải nghiệm cuộc sống miền quê với những thăng trầm, thay đổi theo thời gian.

Tôi còn nhớ những năm còn nhỏ thuở 2007, khi bắt đầu bước chân vào trường tiểu học là biết bao câu chuyện thú vị về miền Tây “sông nước” - nơi tôi sinh ra. Vào những ngày mưa lũ, nước tràn lan lênh láng khắp nơi, đi đâu đâu cũng toàn là nước với nước. Tôi còn nhớ, ngay cả khi đi học tôi phải di chuyển bằng xuồng để đến trường vì nước ngập đã qua đầu gối chẳng thấy đường để đến trường. Mỗi sáng thức dậy việc đầu tiên không phải là vệ sinh cá nhân mà là nhìn thẳng xuống sàn nhà xem nước đã đến đâu.

Ảnh: Shutterstock

Người miền Tây từ việc “khổ sở” phải chống lụt đến việc “chung sống hoà bình” với nó. Nước lũ có thể nói là mang lại nguồn lợi rất lớn nếu như chúng ta biết tận dụng. Mỗi năm, nước lũ mang về cho đồng bằng rất nhiều lượng phù sa để bồi đắp, làm mới diện tích đất cũng như mang lại khá nhiều chất dinh dưỡng cho đất, cây trồng. Ngoài ra, nguồn lợi thuỷ hải sản vô cùng phong phú và đa dạng. Tôi còn nhớ những khi lũ về cùng ba trên chiếc xuồng thả lưới giăng cá.

Ảnh: Shutterstock

Ảnh: Shutterstock

Bây giờ, miền Tây chẳng còn như trước nữa. Đổi mới và công nghiệp hóa sẽ giúp hoạt động kinh tế, giao thương giữa miền Tây và các tỉnh lân cận được mở rộng, tấp nập hơn. Nhiều khu đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích thành các khu công nghiệp với nhiều công ty, nhà máy hoạt động với hàng ngàn công nhân làm việc. Ngoài việc phát triển kinh tế, hoạt động du lịch cũng được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ với nhiều địa điểm thu hút khách du lịch. Về Long An dạo chơi làng nổi Tân Lập, di tích nhà cổ trăm cột. Đến Cà Mau tham quan chợ nổi, thăm Hòn Đá Bạc, Mũi Cà Mau - cực Nam Tổ quốc hay tổ hợp rừng U Minh. Về Cần Thơ thăm vườn cây trái miệt vườn rộng 2,2ha, chợ nổi Cái Răng, chợ đêm Tây Đô. An Giang thì hãy tham quan di chỉ Óc Eo, rừng tràm Trà Sư, đồi Tà Pạ, chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam. Đến Kiên Giang hãy ghé đảo Phú Quốc, quần đảo Nam Du - Hòn Tre, vườn quốc gia U Minh Thượng.

Ảnh: Shutterstock

Gắn liền với sự phát triển là tình trạng đất nông nghiệp giảm đáng kể, nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường và bảo vệ rừng ngày càng trở nên khó khăn, phức tạp hơn. Không những thế, thời tiết cũng diễn biến phức tạp. Lần đầu tiên kể từ khi sinh ra trên vùng đất này, tôi mới hiểu được hai chữ “thiếu nước ngọt” là như thế nào. Chắc chắn các bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu được cảm giác cả ngày trời ngồi đợi từng giọt nước nhỏ vào lu/chậu/ thau chứa từ hệ thống nước máy của nhà nước. Hay tình trạng phải ngồi dài xếp hàng đợi nước từ một nhà dân nào đấy gần cây nước chín. Hay hình ảnh người người xe xe chở đầy những can nhựa 5 lít, 10 lít để chở nước về sinh hoạt cho gia đình. Hay những đêm ngồi canh thâu đêm để chờ đợi những giọt nước từ hệ thống. Người thiếu nước, cây cối cũng thiếu nước. Tình trạng xâm nhập mặn đến nỗi nước tưới cho cây trồng cũng chẳng có. Hàng ngàn diện tích lúa, cây ăn quả phải chết lặn, khô héo. Hàng ngàn diện tích nuôi trồng thuỷ sản cũng ra đi trắng tay. Người dân chết lặn, bán mặt cho đất bán lưng cho trời trở nên vô nghĩa. Không những “mặn” mà còn hạn, tác động kép - thảm họa song song đè nặng cuộc sống của người dân. Đào giếng, mua nước 150k/xe/ 2 khối nước từ vùng khác đến.

Chưa bao giờ, cuộc sống người dân miền Tây lại lao đao vì hạn vì mặn như thế này. Chắc có lẽ, trong ký ức của người Việt Nam ta vùng đất khô cằn nhận nhiều thiên tai, bão lũ nhất chắc có lẽ là miền trung. Trong khi miền Tây được xem như là vùng đất vàng ngọc, thiên nhiên trù phú thì bây giờ đã không còn nữa.

Chúng ta trách thiên nhiên hay trách con người? Bản thân mỗi người đều biết được nguyên nhân của nó cả. Đó là trách nhiệm của mỗi người cho chính số phận của mình. Cùng chung tay với nhà nước, để phục hồi những gì đã dần mất và bảo tồn những gì vốn có của Miền Tây để còn xứng đáng với những câu hát “Miền Tây gạo trắng nước trong…”  vùng đất vàng để con cháu chúng ta sau này có thể biết, nhớ và tiếp tục sống cùng miền Tây.


ADVERTISEMENT