share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

The Art Corner Một ngày nào đó, liệu sách giấy có mất đi không?


ADVERTISEMENT

Xã hội thời đại mới đang dần dần chuyển mình và tạo nên nhiều thói quen mới để thích nghi. Văn hoá đọc sách cũng vậy. Thời nay, sách điện tử online đã dần dần trở thành thói quen của nhiều người bởi sự tiện ích và tiết kiệm của nó mang lại. Sách điện tử là kết quả của sự phát triển về mặt công nghệ thông tin. Vào năm 2007, Amazon đã cho ra đời máy Kindle. Dường như suốt khoảng thời gian sau đó, ngành xuất bản sách bị lung lay nghiêm trọng khi số lượng mua sách giấy sụt giảm. Liệu có ngày nào đó, sách giấy sẽ hoàn toàn mất đi?

Ảnh: Shutterstock

Câu trả lời cho điều này không hề dễ dàng, một phần do tính đa dạng trong cả hai xu hướng đọc sách điện tử hay đọc sách giấy. Theo một số cuộc khảo sát tiến hành, người Mỹ thường sở hữu một máy tính bảng hay máy đọc sách điện tử. Song sách giấy vẫn không hề kém cạnh mà luôn sát ngay cạnh với một tốc độ đáng kể. Vậy bạn nghĩ tại sao sách giấy vẫn có ưu thế trong văn hóa đọc đến vậy.

Sự tương tác mà sách mang lại

Trong hầu hết các bài thăm dò dư luận về sở thích đọc sách giấy hay ebook, lượng lớn vẫn chọn sách giấy với lý do rất rõ là cảm xúc tương tác mà một quyển sách đem đến thay vì một thiết bị điện tử mạnh mẽ. Sự tương tác về mặt xúc giác có thể khiến cho con người cảm thấy gần gũi và tiếp thu tri thức nhanh hơn. Biểu hiện cảm xúc yêu ghét với một quyển sách sẽ tuyệt vời hơn khi nó là một thiết bị điện tử. Bên cạnh đó, đa phần người đọc sách luôn bị cuốn hút bởi cả mùi sách hay cách đọc và giữ gìn trưng bày một quyển sách qua thời gian. Đôi khi họ cảm thấy bất an khi thiếu những trải nghiệm như vậy.

Ảnh: Shutterstock

Trong các trường hợp, sách giấy cho bạn thấy một thứ thực, được cảm nhận bằng các giác quan khác nhau. Quyển sách dày hay mỏng đều có thể cảm giác được bằng tay. Đọc sách giấy khiến cho con người định hướng hay nhìn toàn cảnh được tác phẩm mà mình sẽ đọc. Ngược lại, các thiết bị số không làm được điều này. Bạn có thể cuộn nhanh qua dòng chữ, ấn vào trang kế tiếp nhưng không thể nào xem bao quát toàn bộ tác phẩm. Điều này có thể so sánh với khi bạn dùng Google Maps, người ta có thể định hướng từng con đường, nhảy đến bất kỳ địa chỉ nào, nhưng không thể thu lại một khu phố, một thành phố hay một đất nước nào đó khi trải nghiệm trực tiếp. Việc nhìn lướt qua thanh cuộn trên màn hình cũng hoàn toàn mơ hồ hẳn so với việc cảm nhận những trang đã đọc và chưa đọc.

Não bộ của con người yêu thích sách giấy hơn sách điện tử

Khi đọc một cuốn sách nào đó trên thiết bị thông minh, não bộ con người thường bị phân tâm vào những mục khác do nó có quá nhiều chức năng khác nhau. Điều đó dẫn tới mất thời gian hơn và cũng khó lĩnh hội thông tin hơn. Nó làm cho não bộ phải dồn nhiều sự tập trung và có thể làm mỏi mệt hơn so với sách giấy.

Trong một nghiên cứu năm 2003, Kate Garland, khi đó thuộc trường University of Leicester ở Anh và đội ngũ của bà đã yêu cầu 50 sinh viên đại học Anh quốc đọc những tài liệu của một khoá kinh tế học nhập môn trên máy tính hoặc bằng sách có giấy. Sau 20 phút đọc, Garland và đồng nghiệp kiểm tra các sinh viên. Những sinh viên này đạt số điểm bằng nhau cho dù dùng phương tiện nào nhưng lại khác nhau ở cách họ ghi nhớ thông tin. Thực ra, có một sự khác biệt giữa việc nhớ thứ gì đó và biết thứ gì đó: một hình thức ghi nhớ mạnh mẽ hơn của não bộ cho thấy cái gì là đúng. Sinh viên nào đọc tài liệu trên màn hình thì chủ yếu là nhớ hơn là biết. Trong khi đó những sinh viên đọc trên giấy thì phụ thuộc vào cả hai hình thức đó của trí nhớ. Có thể nói việc đọc trên sách giấy làm bộ não của chúng ta tiếp thu sâu hơn và nhanh hơn. Cho đến bây giờ, rất nhiều người đọc lướt qua trên màn hình và in ra ngoài để đọc một cách kỹ hơn.

Ảnh: Shutterstock

Như vậy, có thể nói sự đi lên của sách điện tử là một điều không phủ nhận. Nhưng không như nhiều ngành công nghiệp khác, cái mới có thể làm mất đi những thứ lạc hậu, như thư tín truyền thống gần như đã biến mất sau sự xuất hiện của Internet, thì sách giấy vẫn có những thứ không thể thay thế được. Sách giấy vẫn luôn đồng hành cùng sách điện tử trên con đường tiến tới tri thức.


ADVERTISEMENT