share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Hospitality Business News Ngành Du lịch – Khách sạn Việt Nam. Khi "Con tàu mũi nhọn” đến gần với bạn bè thế giới (P.2)


ADVERTISEMENT

“Rừng vàng, biển bạc” – Với vị trí thuận lợi, kết hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, từ những bãi cát trắng trải dài Duyên hải Nam Trung Bộ đến những địa danh chưa khám phá ở mảnh đất có bề dày lịch sử ngàn năm. Cùng với nền ẩm thực phong phú như một lời chào gọi mà không vị khách nào có thể chối từ sự “mê hoặc” có một chút “bí ẩn”. Từng bước lượt khách du lịch đến với Việt Nam mỗi năm càng tăng cao. Chính vì thế, các tập đoàn lớn trên giới không thể bỏ lỡ cơ hội phát triển và xây dựng các khu resort, khách sạn quốc tế tiêu chuẩn 5 sao. Tạo bước ngoặt lớn cho ngành Du lịch – Khách sạn, không chỉ đem lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn đưa Việt Nam vào bản đồ những địa điểm nên đến nhất thế giới.

 Con người, ẩm thực và thiên nhiên là những yếu tố làm nên "hương vị" của Việt Nam đến với du khách  

2019 là năm Việt Nam đẩy mạnh việc mở cửa hội nhập với quốc tế, thu hút được nhiều nguồn vốn. Sự xuất hiện các ông lớn nhà hàng khách sạn trên thế giới như Marriott International, InterContinental Hotels Group, Hilton Worldwide, Accor Hotels, Best Western International,… liên tiếp xây dựng và phát triển các chuỗi nhà hàng khách sạn phục vụ theo tiêu chuẩn 5 sao, đem lại trải nghiệm tuyệt vời nhất đến cho khách du lịch. Làm “bàn đạp” cho nguồn GDP phát triển vượt bậc, thể hiện Việt Nam đang đứng vị trí cao trong khu vực Đông Nam Á.

Bên cạnh việc mang lại lợi nhuận và đem hình ảnh của Việt Nam quảng bá đến với các nước bạn, “ngành Du lịch không khói” còn đang tạo cơ hội việc làm cho hàng triệu người dân. Nhưng nguồn nhân lực “dồi dào” này liệu có đáp ứng được nhu cầu đang ngày càng phát triển của xã hội cũng như các tiêu chuẩn của quốc tế? 

 Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng cho ngành Du lịch của từng quốc gia 

Saigontourrist như cánh chim đầu đàn trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch bao gồm nhà hàng, khách sạn, bếp và lữ hành. Sau này, khi cảm nhận được sự chuyển mình theo hướng tích cực của ngành và sự mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam. Nhiều trường Đại Học/Cao Đẳng đã thấy được tiềm năng và sự phát triển này nên đã mở ra các ngành đào tạo về du lịch như Đại học Hoa Sen, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại,… 

 Mỗi khách sạn sẽ có những điều kiện, tiêu chuẩn để xét tuyển cho từng vị trí (tiêu chuẩn tuyển dụng của khách sạn JW Marriott Hotel Hanoi)

Tuy nhiên, số liệu của Tổng cục Du lịch cho biết, hiện tại nguồn nhân lực hiện tại của ngành Du lịch khách sạn hiện chỉ chiếm 42% về du lịch khách sạn, 38% được từ các ngành khác chuyển sang và 20% chưa qua đào tạo. Nguồn lực đã có, vậy thì chất lượng đào tạo liệu có làm hài lòng các thương hiệu “quốc tế” hiện đang có ở Việt Nam? Khi mà cần những ứng cử viên không chỉ đòi hỏi về kỹ năng tiếng Anh mà còn đòi hỏi sự bài bản về kỹ năng của nghề.  

 Nguồn nhân lực trong ngành Du lịch tại Việt Nam hiện nay có một sự chênh lệch, không đồng đều 

Với thực trạng hiện nay, các trường chỉ đang mở ngành Du lịch như một xu thế. Nhưng vẫn chưa thực sự đem đến chất lượng để đảm bảo sinh viên ra trường có thể đáp ứng được những nhu cầu căn bản của nhà tuyển dụng đề ra, cũng như đảm bảo “đầu ra” cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Kỹ năng và kiến thức là hai yếu tố quan trọng quyết định 80% bạn có được công việc tại bất cứ ngành nghề nào. Vậy sau khi có được công việc, điều gì quyết định bạn có thể làm lâu dài với ngành Du lịch. Các trường ở Việt Nam đều “tô màu hồng” về viễn cảnh hào nhoáng và sang trọng với ngành. Nhưng nhiều bạn đã không chịu được sự khắc nghiệt của ngành, cùng với đó là khoảng thời gian đầu thì vấn đề tiền lương cũng là sự thách thức với cuộc sống ngày càng đắt đỏ trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay.

Hiện nay bên cạnh những khách sạn chính thống. Với sự phát triển của công nghệ, các ứng dụng ra đời, phục vụ cho mọi nhu cầu của con người. Airbnb, Booking, Traveloka, Agoda,… là những cái tên ứng dụng hiện đang làm mưa làm gió thị trường du lịch tại Việt Nam. Không chỉ rẻ về mặt giá cả mà còn sự tiện lợi mà các loại hình dịch vụ “du lịch tự túc” này mang lại. 

 Các loại hình ứng dụng dịch vụ hiện nay, có thể cho phép người dùng đặt phòng một cách nhanh chóng, tiện lợi

Xu hướng du khách thực hiện chuyến du lịch đi một mình đến những nơi khác nhau, tự quyết định về chuyến đi, các dịch vụ cũng như trải nghiệm tại các địa điểm du lịch. Chỉ với một cú “click” chuột và sàng lọc bạn đã tìm thấy được sự lựa chọn phù hợp với túi tiền cho một chuyến du lịch. Nhưng bên cạnh đấy, các ứng dụng này đang dần lấy thị phần khách sạn bình dân tại Việt Nam. 

Ngành khách sạn nghỉ dưỡng đã và đang chịu áp lực từ việc vận hành các mô hình kinh doanh lỗi thời, do đó buộc phải thích nghi và thay đổi nhiều hơn so với các loại hình bất động sản khác. Trước sự phát triển này, ông Troy Griffiths – Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam đánh giá: “Trong kỷ nguyên của công nghệ bất động sản (proptech) và công nghệ 4.0 hiện nay. Các trang đặt phòng, truyền miệng và mạng xã hội có thể làm gián đoạn, đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích cho ngành khách sạn”.

Chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam còn kém so với các nước trong khu vực cả về năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ trong ngành là nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng phát triển du lịch trong thời gian tới. 

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, cần phải trang bị kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ du lịch vì phần nhiều cán bộ, công chức ở cấp Tổng cục Du lịch và các địa phương từ các ngành khác vẫn chưa nắm vững được kiến thức chuyên ngành Du lịch hoặc trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước; đặc biệt là quản lý kinh tế. 

Đối với nguồn nhân lực các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư chú trọng bồi dưỡng kiến thức thị trường, ngoại ngữ và nghiệp vụ chuyên sâu, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường. 

Sau tất cả, ngành Du lịch – Khách sạn vẫn đang phát triển và trở thành ngành “mũi nhọn” chính của Việt Nam trong thời gian tới. Cơ hội và sự phát triển của ngành sẽ dành cho những ai có sự nhiệt huyết và niềm đam mê với ngành phục vụ đều luôn rộng mở. 

 Một tương lai vẫn chưa thể đoán trước điều gì, ngành Du lịch  Khách sạn Việt Nam vẫn lạc quan phát triển theo một xu hướng tất yếu trong thời đại hiện nay

 


ADVERTISEMENT