share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

W Coffee Talk Nguyệt Digi: Chọn du mục kỹ thuật số để “tự do”


ADVERTISEMENT

Những năm gần đây, thị trường lao động chứng kiến khá nhiều sự thay đổi. Từ làn sóng rời văn phòng làm việc tự do, freelancer quay trở về văn phòng để ổn định, và bây giờ là Digital Nomad - Du mục kỹ thuật số.

Khái niệm mới này là cách gọi những người có môi trường làm việc không cố định mà linh động theo đời sống cá nhân của họ, miễn là duy trì kết nối kỹ thuật số. Họ sử dụng công nghệ và các công cụ liên lạc để hoàn thành công việc từ xa nhằm mục đích duy trì đời sống tự do cá nhân, có thể di chuyển liên tục nhiều nơi, trong hoặc ngoài nước.

Hai hình thức làm việc phổ biến khi nhắc đến du mục kỹ thuật số có thể kể đến remote working và hybrid working. Trong đó, remote working là hình thức làm việc từ xa, tự do linh động, còn hybrid working là mô hình kết hợp linh hoạt giữa làm việc tại văn phòng và làm việc tại nhà.

Nhắc đến digital nomad, WOWWEEKEND có dịp trò chuyện cùng Nguyệt Digi – một cái tên nổi bật trong cộng đồng làm việc du mục kỹ thuật số tại Việt Nam.

Xin chào Nguyệt Digi, bạn đã đến với du mục kỹ thuật số như thế nào?

Thực sự thì lúc đầu mình hướng đến freelancer, làm việc tự do tùy ý thời gian và khách hàng. Tuy nhiên trong quá trình này mình thấy việc phụ thuộc hoàn toàn vào một nguồn thu nhập không thực sự khôn ngoan. 

Còn các dự án remote/hybrid thì đem lại cho mình kinh tế “đều đặn”, đãi ngộ như một nhân sự chính thức của công ty mà vẫn đảm bảo được sự tự do. 

Thường những người theo Digital Nomad sẽ nhận khá nhiều công việc cùng một lúc, và còn tùy theo mùa cao điểm hay thấp điểm. Vậy trong giai đoạn cao điểm quá tải, bạn sắp xếp như thế nào để vừa có thể du lịch và chạy deadline?

Đúng vậy, có thể nhận nhiều công việc miễn là đảm bảo tiến độ lẫn chất lượng. Công việc của mình hướng tới các ngách đặc thù như viết ebook, quảng cáo, profile, brochure dự án doanh nghiệp... thì nguồn việc khá đều đặn.

Tới giai đoạn quá tải, mình phải cân nhắc vấn đề nào nên ưu tiên. Vì lối sống Digital Nomad cho mình tự do lựa chọn khi nào đi và khi nào làm việc chứ không hẳn lúc nào cũng phải du lịch thì mới được gọi là dân du mục. Mình có thể giải quyết hết việc trước khi đi hoặc vừa làm trong quá trình đi. Tuy nhiên cần đảm bảo yếu tố về chênh lệch múi giờ vì có thể sẽ ảnh hưởng đến các thành viên chung dự án. Những người “vừa đi du lịch, vừa chạy deadline” như mình cần dậy sớm, thức khuya và đánh đổi khá nhiều để nhận được những đãi ngộ này.

>> Xem thêm: Digital Nomad - xu hướng làm việc dành cho dân mê du lịch

Vậy còn những mùa thấp điểm thì sao?

Bản thân mình không phụ thuộc hoàn toàn mà vẫn sẽ có những dự án cá nhân. Và mình hy vọng rằng các bạn theo đuổi xu hướng này cũng nên nghĩ đến vấn đề: dùng kỹ năng của mình để tạo ra sản phẩm cho chính mình.

Như mình là một freelance writer thì sẽ hướng đến việc tạo ra các sản phẩm kinh doanh số: ebook, template, tools tối ưu hiệu suất công việc, chương trình đào tạo... Dân remote working như chúng mình hoàn toàn có thể viết/vẽ để bán trên các nền tảng online hoặc hướng dẫn các bạn freelancer khác cách làm hiệu quả để tự tạo thương hiệu cá nhân.

Hoặc thoải mái hơn, bạn có thể tự cho mình khoảng thời gian để nghỉ ngơi sau những mùa cao điểm. 

Ngoài lề một chút, Nguyệt Digi có nghĩ đây chỉ là xu thế nhất thời không? Vì khá nhiều freelancer đã quay về văn phòng sau khủng hoảng kinh tế?

Mình cũng từng tranh luận khá nhiều về chủ đề này. Và cũng đã có một bài viết trên trang cá nhân là “freelancer quay xe trở lại văn phòng trong khủng hoảng”. Thực tế thì cả remote working hay freelancer chỉ là hình thức làm việc chứ không phải nghề nghiệp. Bạn cần xác định “nghề của mình là gì?”: viết lách, thiết kế, bán hàng hay kế toán... Nó phụ thuộc vào kỹ năng, giá trị mà bạn mang lại cho khách hàng. 

Và mình không nghĩ xu thế làm việc này sẽ sớm hết thời, đặc biệt là với sự hỗ trợ của công nghệ, AI trong công việc. Càng biết cách tận dụng AI, chất lượng và hiệu suất công việc sẽ càng gia tăng đáng kể. 

Người mới theo đuổi Digital Nomad, nên bắt đầu như thế nào để không ngỡ ngàng?

Hiện nay thì các loại hình công việc remote working đã phổ biến hơn rất nhiều, không còn giới hạn trong một vài lĩnh vực như lúc mình mới bắt đầu nữa. Trên các nền tảng tìm việc, rất nhiều cơ hội đang mở ra chờ đợi ứng viên phù hợp.

Tuy nhiên để chủ động hơn thì mọi người nên xây dựng thương hiệu cá nhân để tiếp cận khách hàng. Có thể từ những bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội, các bài chia sẻ kiến thức trên các hội nhóm... Và quan trọng nhất là phải giữ kết nối những khách hàng cũ của mình, cung cấp sản phẩm và chất lượng dịch vụ vượt ngoài sự mong đợi của họ. Bởi rất nhiều khách hàng có mạng lưới rất tốt và sẽ sẵn sàng giới thiệu bạn nếu bạn thực sự mang lại hiệu quả.

 Chân thành cảm ơn Nguyệt Digi vì đã dành thời gian chia sẻ cùng WOWWEEKEND!


ADVERTISEMENT