share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Photograph Nhiếp ảnh và những thuật ngữ cơ bản (Phần 1)


ADVERTISEMENT

Có một sự thật không thể phủ nhận là, nhiếp ảnh đã mang đến cho cuộc sống rất nhiều điều thú vị. Từ việc là cách để thể hiện góc nhìn cá nhân về một vấn đề, sự vật trong cuộc sống đến việc miêu tả những hoạt động diễn ra hằng ngày, nhiếp ảnh đều đóng một vai trò quan trọng. Hơn thế, nhiếp ảnh còn đem nghệ thuật đến gần hơn với công chúng, truyền cảm hứng để chính chúng ta tự thể hiện cái tôi thông qua những bức ảnh.

Để chụp một tấm hình không khó, nhưng để tạo ra một tác phẩm vừa đẹp, lại truyền đạt được thông điệp của bản thân thì cần chúng ta đầu tư cả về thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm. Trong bài viết này, hãy cùng WOWWEEKEND tìm hiểu về một số thuật ngữ nhiếp ảnh cơ bản để giúp con đường thực hiện nghệ thuật của bạn trở nên dễ dàng hơn nhé.

DSLR camera – Máy ảnh DSLR

DSLR camera – viết đầy đủ là digital single lens reflex camera, dịch ra tiếng việt là máy ảnh phản xạ ống kính đơn kỹ thuật số, là từ để chỉ loại máy ảnh sử dụng hệ thống gương lật cơ học để hiển thị hình ảnh trên kính ngắm. Gương sẽ có tác dụng phản xạ, hướng hình ảnh (ánh sáng) được lấy vào từ ống kính theo một góc 90 độ. Sau đó, ánh sáng tiếp được phản xạ trong hệ thống phản xạ, qua lăng kính ngũ giác đến kính ngắm.

Nhiếp ảnh, thuật ngữMáy ảnh DSLR

Khi chúng ta nhấn nút chụp ảnh, phần gương sẽ được nâng lên trên, màn trập mở cho phép ánh sáng thông qua ống kính đi đến cảm biến ảnh. Kết thúc quá trình chụp ảnh, màn trập đóng lại, gương được hạ xuống, ánh sáng đã được cảm biến ảnh ghi lại tiếp tục được xử lý để cho ra thành phẩm.

Shutter speed – Tốc độ màn trập

Như cơ chế của quá trình chụp ảnh bên trên, màn trập cần mở ra khi chụp ảnh để ánh sáng thông qua thấu kính có thể đến cảm biến. Tốc độ màn trập chính là khoảng thời gian mà người dùng quyết định cho đóng mở cửa màn trập khi chụp ảnh. Thuật ngữ này mô tả tốc độ nhanh hay chậm của khoảng thời gian khi cảm biến hình ảnh thu nhận ánh sáng (hay còn gọi là phơi sáng).

Nhiếp ảnh, thuật ngữMinh hoạ cho tốc độ màn trập nhanh hay chậm

Tốc độ màn trập có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hình ảnh. Tốc độ màn trập càng chậm, cảm biến được tiếp xúc và thu được nhiều ánh sáng, ảnh cho ra sẽ sáng hơn. Tốc độ màn trập càng nhanh, cảm biến được tiếp xúc và thu được ít ánh sáng, ảnh cho ra sẽ tối hơn.

Tốc độ màn trập trong nhiếp ảnh được thể hiện bằng phân số với đơn vị là giây, mẫu số càng lớn thì tốc độ càng nhanh. Với việc khoa học công nghệ ngày càng tiên tiến, khoảng cách của tốc độ màn trập nhanh và chậm ngày càng lớn. Nhanh nhất có thể lên đến 1/8000 giây hoặc hơn, chậm nhất có thể lên đến 30 giây.

Aperture - Khẩu độ

Khẩu độ chính là độ mở của ống kính, quyết định lượng ánh sáng đi vào để tới cảm biến hình ảnh. Tương tự như tốc độ màn trập, khẩu độ có ảnh hưởng trực tiếp đến độ sáng của tấm hình. Khẩu độ càng lớn, lượng ánh sáng được thu vào càng nhiều, bức ảnh sẽ càng sáng và ngược lại. Khẩu độ được điều chỉnh bằng việc đóng hoặc mở các lá khẩu.

Nhiếp ảnh, thuật ngữMối liên kết giữa tốc độ màn trập, khẩu độ và ISO

Khẩu độ được thể hiện trong nhiếp ảnh bằng số f. Độ lớn hay nhỏ của khẩu độ được viết theo công thức f/số. Con số đằng sau càng nhỏ thì khẩu độ sẽ rất lớn, và ngược lại. Ví dụ như f/1.4 là khẩu độ rất lớn và f/22 là khẩu độ rất nhỏ.

Khẩu độ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến vùng lấy nét. Khi khẩu độ lớn, số f nhỏ, vùng lấy nét càng nhỏ và ngược lại. Khi số f nhỏ nhất, khẩu độ sẽ được mở hết mức, ánh sáng đi vào cũng lớn nhất, lúc này hiệu ứng xoá phông trên bức hình sẽ đạt hiệu ứng tối đa.

Depth of Field (DoF) – Độ sâu trường ảnh

Độ sâu trường ảnh, hiểu nôm na thì chính là khu vực rõ nét trong bức ảnh. Nếu bạn muốn tạo ra một bức ảnh mà tất cả các chủ thể đều rõ nét, hãy điều chỉnh số f lớn, độ khẩu nhỏ, lúc đó ánh sáng đi vào cảm biến sẽ nhỏ, độ sâu trường ảnh lớn và tất cả chi tiết trong bức hình đều sẽ rõ nét.

Nhiếp ảnh, thuật ngữMinh hoạ cho độ sâu trường ảnh

Ngược lại, nếu trong bức ảnh có một chủ thể bạn cần làm nổi bật, hoặc đơn giản là bạn đang chụp chân dung, hãy cân nhắc đến việc điều chỉnh số f nhỏ. Số f càng nhỏ, khẩu độ càng mở, ánh sáng đi đến cảm biến càng nhiều thì độ sâu trường ảnh sẽ giảm đi, tách biệt chủ thể với hậu cảnh.

ISO

ISO chính là độ nhạy sáng của cảm biến ảnh. Khi tiếp xúc với máy ảnh lần đầu, đây là một trong những yếu tố mà bạn cần để ý và thiết lập đầu tiên, vì có tác động đến độ sáng và mức độ nhiễu hạt (noise) của bức hình. ISO càng lớn, hình ảnh sẽ sáng hơn, tuy nhiên cũng kéo theo việc là ảnh sẽ bị nhiễu hạt nhiều hơn.

Nhiếp ảnh, thuật ngữMinh hoạ cho ISO và độ nhiễu sạn của bức ảnh

Khi tiếp xúc với nhiếp ảnh, một trong những điều bạn cần làm đầu tiên là quan sát bối cảnh sáng để có thể thiết lập một mức ISO phù hợp. Trong một vài trường hợp, việc đẩy ISO lên cao có thể giúp bạn sẽ giúp bạn cứu được một bức ảnh trước điều kiện chụp quá tối đấy.

Nhiếp ảnh, thuật ngữĐể cho ra một tác phẩm phơi sáng như trên cần nhiều kỹ thuật khác nhau, tuy nhiên vẫn dựa trên ba điểm cơ bản là tốc độ màn trập, ISO và khẩu độ

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm các thuật ngữ của nhiếp ảnh. Hãy cùng WOWWEEKEND đón xem bạn nhé!


ADVERTISEMENT