share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Architecture Otto Wagner - Ông Hoàng của phong cách kiến trúc Vienna


ADVERTISEMENT

Tư sản mang tư tưởng cách mạng, nhà tiên tri cho phong trào kiến trúc hiện đại hoà hợp với phong cách trang trí lộng lẫy, Otto Wagner (1841-1918) chính là kiến trúc sư đem trường phái Art Nouveau – nghệ thuật mới từ kinh đô đế quốc Áo-Hung đến quốc tế.

Năm sinh của ông là cả một vấn đề, không phải là vấn đề mập mờ năm sinh hay năm mất mà đây là giai đoạn lấn cấn trong lịch sử kiến trúc. Sinh năm 1841 thì quá trễ để trở thành kiến trúc sư xây dựng nên đại lộ Ring (Ringstraße tiếng Đức) biểu tượng thịnh trị của đế quốc Áo-Hung, quá sớm để trở thành một trong số những người sáng lập của phong trào Ly khai làm chấn động giới quý tộc tại thủ đô Vienna. Quá trễ để trở thành kiến trúc sư nền móng, quá sớm để mang tư tưởng khai phóng. Otto Wagner một chân ở ngưỡng cửa phong cách hiện đại, chân còn lại vướng lại ở nền tư duy cựu đế quốc, một mắt xích còn thiếu nối liền chủ nghĩa chiết trung thế kỷ 19 tràn ngập những hình mẫu cổ điển đến với phong trào kiến trúc hiện đại những năm 1920. Nếu như Antoni Gaudi ở Catalonia và Jože Plečnik ở Slovenia mỗi người sáng tạo riêng cho thành phố quê hương của họ một phong cách kiến trúc riêng thì riêng Otto Wagner sáng tạo một phong cách dành cho Vienna, châu Âu và thế giới. Vì lý do này, ông đã để lại dấu ấn rõ ràng trên trang sách lịch sử kiến trúc châu Âu.

Vinh quang quốc gia
Otto Wagner sinh ra trong một gia đình tư sản có tên tuổi trong xã hội quý tộc Vienna. Bố ông mất khi ông mới 5 tuổi, bỏ lại cho gia đình cùng những mối lo toan tài chính, tuy nhiên Otto Wagner vẫn được đầu tư một nền học vấn tinh hoa đế quốc. Ông theo học chuyên ngành kiến trúc tại Berlin và Vienna, vào làm trong văn phòng, sau đó được làm cộng tác viên chuyên môn cho các kiến trúc sư thành công nhất đương thời, đồng thời tham gia thiết kế các dự án trang trí nổi bật ở đô thành. Ông nhanh chóng trở thành một trong các kiến trúc sư trẻ tuổi nổi bật trong khi tham gia vào lĩnh vực sinh lời đáng kể của thời bấy giờ: bán bất động sản. Ông tự lên ý tưởng cho các villa mà ông xây, cho thuê hay bán. Đáng tiếc là chúng ta có rất ít tài liệu ghi chép lại giai đoạn khởi nghiệp của ông. Năm 1879, cuộc đời ông thay đổi, tài năng của ông được dịp tỏa sáng trong một cuộc thi thiết kế mặc dù sau đó ông không phải là người đoạt giải. Đề tài của cuộc thi thiết kế này là trang hoàng lễ kỷ niệm 25 năm ngày cưới hoàng gia. Đây là lúc ý tưởng loé lên trong đầu ông về một kế hoạch quy hoạch khu đô thị trung tâm khởi nguyên cho tư tưởng quy hoạch đại đô. Wagner đề xuất dự định xây dựng khu quần thể bao gồm các viện bảo tàng tại trung tâm (đã được xây dựng ở Viên) và ông cho xuất bản vào năm 1895 cuốn “Kiến trúc tân thời”, chủ đề chính trong cuốn này bao gồm luận điểm đả kích phong trào vị cổ điển (L’historicisme) đang thịnh hành thời bấy giờ. Vị kiến trúc sư trẻ này trông mong một nền kiến trúc mới làm chứng nhân cho giai đoạn lịch sử ấn tượng nhất của Châu Âu phồn hoa.

Một chung cư cao cấp ở Viên, điển hình cho trường phái Art Nouveau

Otto Wagner bước sang năm thứ 26 của cuộc đời ông đúng vào thời điểm đế quốc Áo-Hung thành lập. Chúng ta thật sự khó mà tưởng tượng được thời khắc lịch sử này có giá trị hoài niệm như thế nào đối với một thành viên trong xã hội thượng lưu Vienna. Ngay sau khi vừa chấp bút ký thỏa thuận nhập thể thì một đế quốc mới ra đời. Tất cả các thành viên trong nội bộ Hoàng gia cảm thấy ngay một mạch chảy rộn ràng nhất kể từ sau chiến thắng Áo Phổ. Ngoài biên cương, ngay sau thời khắc chính trị rúng động, trải dài bao trọn một phần đáng kể diện tích của Trung Âu, bao trọn một bức tranh đa sắc 50 triệu nhân khẩu từ Mã Trát Nhĩ, Đức, Ba Lan, Ý,... hoà vào nhau. Cuộc đời của Otto Wagner nghiễm nhiên làm một hình mẫu đơn cử cho giai đoạn xã hội thịnh trị này. Lần chuyển dịch thế sự này đưa ông vượt xa khỏi các ranh giới và sự kìm kẹp tư duy của xã hội cũ – bỏ những mô - típ trang hoàng lộng lẫy nhưng rỗng tuếch, bỏ cột trụ và ban công. Thời gian này chủ trương “gia tốc” công việc sáng tạo. Trong năm trước đó, tuyến tàu điện ngầm (Stadtbahn) đầu tiên của Viên hoàn thành, người chấp bút thiết kế cho các trạm của tuyến tàu này không ai khác chính là Otto Wagner, 20 năm về trước. Suy tính của Wagner từ trước là dân số của thành phố Viên sẽ đạt 4 triệu người đầu năm 1910 (mặc dù ông sai, dân số Viên chỉ đạt một nửa con số đó), tầm nhìn của Wagner đặt nền móng cho hệ thống tàu điện ngầm thay đổi toàn bộ tư duy hoạch định đô thị Châu Âu thế kỷ trước. Từ cách mạng công nghiệp dẫn tới những chất liệu xây dựng mới được đem vào sử dụng, thay đổi hoàn toàn tư duy phát triển dự án của các kiến trúc sư, những khái niệm như vệ sinh đô thị và ánh sáng lần đầu tiên được áp dụng vào thực tiễn. Và Wagner chính là nhân vật tiên phong trong cú chuyển mình này của ngành kiến trúc đô thị. Tuy vậy, vị kiến trúc sư này hoàn toàn không mang một tư tưởng của kẻ phá bĩnh nét cổ kính của văn hoá Viên. Trái lại, Wagner lại là một nhân vật nhận được rất nhiều sự kính trọng trong thế giới thượng lưu và giới học thuật Áo. Ông được bầu làm giáo sư kiến trúc học năm 1894 học viện mỹ thuật, chức danh này nghiễm nhiên giúp Wagner càng có sức ảnh hưởng trong tất cả các công trình kiến trúc đang thi công tại thủ đô. Giai đoạn này đánh dấu đỉnh cao sự nghiệp của Wagner, người ta dễ dàng bắt gặp ông tham dự các bữa tiệc lộng lẫy nhất dành cho tầng lớp tinh hoa của lục địa già. Wagner là hình mẫu đơn cử của thời đại mà sau này Franz Kafka miêu tả là “thời đại lo âu” khi mà những quý ông xuất hiện tại quán cà phê Bristol với cái mũ quả dưa và gậy Batoong. Phối cảnh Villa Wagner II, Otto Schonthal, 1912

Nhưng ở con người này cũng xuất hiện những điểm mâu thuẫn. Mặc dù ông chối bỏ đi theo phong cách cổ điển, và mặc dù ông tuyên bố những mặt tiền (façade) trang hoàng nặng nề làm ông thấy buồn nôn, ông lại chìm đắm theo phong cách trang trí cũng nặng nề không kém. Trạm dừng tàu điện ông thiết kế dành cho hoàng đế chỉ được xem như có chút nét hiện đại bởi vì xây bắt ngang qua đường ray, còn lại thì lối trang trí của ông vẫn còn tràn ngập những hoạ tiết hoa hoè thơ thẩn như thế hệ kiến trúc sư tiền nhiệm của ông.

Mặt tiền villa Wagner II

Là tác giả của trước tác kiến trúc, là người xây nên những ngân hàng, villa, nhà thờ và chung cư cao cấp, nhà kinh doanh, nhà chính trị, Otto Wagner chính là con người mang những phẩm chất tinh túy nhất của một trí thức bảo thủ nhưng có tầm nhìn rộng. Trong giai đoạn cuối của sự nghiệp cũng là lúc Wagner lại một lần nữa tham gia vào làn sóng cách tân mới. Lúc này ông đã ngoài 60, cũng là lúc phần lớn những tòa nhà nổi tiếng do ông thiết kế đã xây dựng xong. Trong lúc đó, khắp Châu Âu thịnh hành phong cách Art Nouveau, một thứ công cụ nghệ thuật đặc quyền của các thành phố “tỉnh lẻ” để trở nên khác biệt với thành phố trung ương, trong đó có Barcelona dần dần thoát ra khỏi sức ảnh hưởng đường lối xây dựng rập khuôn từ thủ đô Madrid, Nancy xây dựng khác với Paris, và Viên dần đặt trọng hình ảnh một thành phố riêng biệt so với… Berlin! “Mỗi một thời đại có nghệ thuật riêng. Mỗi một nghệ thuật có cái tự do riêng”

Mặt tiền ngân hàng tiết kiệm bưu chính Viên

Trên là tư tưởng của phong trào “Ly khai” - Secession, một lời khẳng định nên tư tưởng phân ly khỏi các giá trị cũ, được Joseph Maria Olbrich, một môn sinh của Wagner “đính” vào mặt tiền của trạm xe điện năm 1897. Otto Wagner đã bị thuyết phục trước lời tuyên bố này. Là một người mang tư tưởng “thuần tuý”, ông đứng ra bảo vệ luận điểm cấu trúc chính yếu của công trình được xem như là một khung xương. Mặt trước bao bọc lấy khung xương như một bộ da (về mặt trừu tượng), vì vậy Wagner chủ trương không đặt cấu trúc mặt tiền của toà nhà lãnh nhận trách nhiệm chống đỡ các lực kéo, lực ghì hay duy trì cấu trúc của toàn bộ công trình. Sau khi ông cùng các đồng sự thi công xong Postsparkasse – Ngân hàng tiết kiệm bưu chính, nhiều người trong số các đồng sự của ông đã hiểu sai dụng ý thiết kế mặt tiền tòa nhà này. Trên mặt tiền công trình có những đinh tán lớn trải dài trên mặt tiền giống như đã được sắp đặt bởi một bậc thầy trong ngành xây dựng. Chúng thật ra không có bất cứ một giá trị về cấu trúc nào. Những cái đinh tán không dùng để giữ những mái che bằng nhôm, một thứ chất liệu mới thời bấy giờ, hàng đinh tán này chỉ là vật trang trí, hay đúng hơn là biểu thị sự hiện đại. Những mái che này bao quanh hàng phiến đá hoa cương, toàn bộ phần thi công bằng gạch một lần nữa lại được các phiến đá hoa cương trên che chắn. Trong giai đoạn này, các công trình của ông mang đậm các dấu ấn của thời đại công nghiệp hoá như cửa sổ gương và mái vòm được tận dụng tối đa, tạo nên một ảo giác chơi đùa với ánh sáng lả lướt từ dưới sàn lên đỉnh. Kỹ năng thiết kế ở mức thượng thừa của Wagner luôn đi kèm với một ánh mắt tinh tế của một nghệ sĩ, ông đảm nhận trọng trách thiết kế cả công trình lẫn sự sắp đặt ánh sáng nội thất. Một dự án khác của ông là nhà thờ Saint-Léopold nằm đối diện viện tâm thần Steinhof, bồn nước thánh được ông sắp đặt với dòng nước sạch liên tục chảy để chống lại đại dịch tả và các bệnh truyền nhiễm khác đang hoành hành khắp Viên.

Toàn cảnh nhìn từ trên cao trạm xe điện Karlsplatz

Tôn trọng lề thói đến cuồng mê
Sáng tạo, gan dạ, là những dấu ấn Otto Wagner để lại cho hậu thế qua các công trình của ông. Ông chỉ có một tâm niệm là để lại trên mặt đất thành Vienna những tòa nhà mang tinh thần thế hệ ông, dẫu là khuyết danh, đắn đo của ông là giá trị văn hoá của tầng lớp tư sản mới mà họ đau đáu đòi hỏi. Khác với mẫu hình chung của giới tư sản, ông không phải là người mang tư tưởng cách tân, trái lại ông tán đồng với các lề thói. Là con người thời đại, ông cho lắp đặt thang máy nhưng ông lại tạo ra những căn chung cư cao cấp rõ nét cổ điển. Mặc dù các bản thảo nom thì khai phóng, tân thời nhưng ông tổ của phong trào hiện đại, của căn hộ bày trí sẵn lại là Guimard và Gaudi, khó có chỗ đứng cho Wagner trong hội này. Tuy vậy, tòa nhà Majolikahaus (1898-99) với cách trang trí sành sứ đậm nét trường phái Ly khai lại trở thành một trong những điểm đến nổi bật nhất cho khách du lịch đến với Vienna. Năm 1918, ông mất và được chôn cất lặng lẽ, sự nghiệp ông chìm trong quên lãng. Phải mãi đến những năm 60 tên tuổi ông mới lại một lần nữa được giới chuyên gia nhắc đến. Sự tàn phá theo thời gian và những lần tái quy hoạch đô thị phá huỷ một số đáng kể các trạm xe điện mà ông xây. Sự cố đáng tiếc này dấy lên trong lòng giới phê bình kiến trúc tận trong thâm tâm của họ một chút áy náy trước các tấm phù điêu trang trí nứt nẻ ở trạm metro mà ông để lại. Một số công trình đã được trùng tu, và hiện nay thì cái tên Otto Wagner đã trở thành một biểu tượng của thành phố Vienna. Cách trang trí cành hoa cách điệu tại các trạm xe điện Paris thiết kế bởi Hector Guimard cũng mang nặng dấu ấn của bậc thầy kiến trúc Wagner nhiều năm về trước đã đặt nền móng.

Một nhà thờ do Wagner xây

Tổng kết thì ngoài việc là một kiến trúc sư thì Otto Wagner cũng là một nhà lãng mạn chủ nghĩa. Kết hôn với Josephine Domhart năm 1863 nhưng lại không gặp may mắn trong cuộc sống hôn nhân. Cuộc hôn nhân của ông kết thúc sau khi ông giật được từ trên tay bà mẹ đang hấp hối của mình giấy đồng ý cho ông ly hôn, cưới người con gái ông thật sự yêu, Louise Stiffel, kém ông 18 tuổi. Ngày ông mất cũng là lúc toàn Châu Âu ngập trong tro bụi hoang tàn. Chiến tranh thế giới thứ nhất xé nát hình ảnh đẹp đẽ của các kinh đô cùng hai thế hệ con người đã sống. Trong khi Wagner dần đi đến những ngày cuối đời, Châu Âu cũng mất đi những bậc vĩ nhân khác. Trong vòng vài tháng, ra đi Gustav Klimt, Egon Schiele, Koloman Moser và Otto Wagner, tất cả đều ra đi vỏn vẹn vài tuần sau khi dứt tiếng súng. Những người này đều không tưởng tượng ra đó cũng là lúc chấm dứt sự tồn tại của đế quốc Áo Hung mà họ đã từng góp phần biến đổi nó trong năm tháng tuổi trẻ đã qua. Chấm dứt trường phái Ly khai, phong trào hiện đại trổ hoa ngay trên đống hoang tàn hậu chiến.

Lược dịch từ beauxarts.com


ADVERTISEMENT