share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Explore Quy tắc ăn uống “kỳ lạ” tại 6 quốc gia


ADVERTISEMENT

Nhiều người thường cho rằng thức ăn là để “làm đầy dạ dày, duy trì sự sống” hay “ăn cho qua ngày thế thôi”. Trong mắt họ, việc dùng bữa chỉ như "dừng tại trạm", nạp đầy năng lượng sau đó tiếp tục hoàn thành các công việc cần thiết khác. Nhưng thật ra, quy tắc ăn uống còn là một loại ngôn ngữ hữu hiệu để biểu hiện văn hoá, tập tục cũng như truyền thống tại một quốc gia bất kỳ.

Tầm quan trọng của quy tắc ăn uống

Với mỗi dân tộc

Văn hóa dùng bữa không chỉ đơn giản là kiểu cách của mỗi quốc gia, mà đã được hình thành và truyền lại qua nhiều thế hệ khác nhau. Từ thuở cha ông đến nay, đi qua từng trang lịch sử và triều đại, cách chúng ta chọn dùng tay, đũa, nĩa, dao hay kéo,... và sử dụng chúng như thế nào trong bữa ăn đã “bám sâu” vào tâm trí, hành động của người dân tại một khu vực nhất định.

Ảnh: Shutterstock

Nhìn thấy đôi đũa, trong đầu lập tức nảy lên hình ảnh người châu Á, nghĩ về các món liên quan đến xúc xích; chợt nhớ ngay đến nước Đức; hay khung cảnh quý tộc cùng các loại trà được bày biện khéo léo; ta lại tự nhiên hướng về đất nước Anh. Vậy đấy, tương tự như các trang phục dân tộc, văn hoá ăn uống luôn được xem là một điểm nhấn làm sáng lên nền văn hoá lâu đời của mỗi quê hương. 

Đây cũng là lý do vì sao một số cá nhân dù di cư sang quốc gia khác vẫn tiếp tục nấu những món của quê nhà để gìn giữ bản sắc. Chẳng phải bởi vì họ không thể hoà nhập, mà các hương vị và nguyên liệu khi xưa trong bữa ăn đã nuôi lớn họ từ khi còn nhỏ, hoà quyện với nhau tạo thành bản chất của họ ngày nay.  

Với mỗi cá nhân

Cùng hai triết lý “We are what we eat” và “We are how we eat”, con người và các đặc điểm tính cách trong họ thể hiện qua những gì họ ăn, cũng như cách họ thưởng thức các món ăn như thế nào. 

Ảnh: Shutterstock

Chưa kể, điển hình như món canh chua rau muống của mẹ, hay nước mắm kho quẹt của bà đã gắn liền với ký ức và hình ảnh gia đình trong suốt thời thơ ấu. Vì vậy, thức ăn với mỗi con người không chỉ nhằm “nuôi sống cơ thể” mà còn bao hàm cả những kỷ niệm và tình thương.

Khi di chuyển đến một quốc gia mới, một số nhà khoa học còn nhận định rằng, xếp sau yếu tố về ăn mặc và trang phục, văn hoá ăn uống trên bàn tiệc là khía cạnh vô cùng quan trọng quyết định quá trình hòa nhập nhanh hay chậm của một người. 

Mỗi ngày, con người nạp vào trung bình ba bữa ăn, có thể không chỉ lúc nào cũng dùng một mình mà còn có sự góp mặt của sếp, đồng nghiệp, đối tác hay bạn bè. Để tạo ra các cơ hội thăng tiến, ghi điểm hay mở rộng mối quan hệ, bàn tiệc luôn là nơi phù hợp để những cá nhân khác nhau có thể trò chuyện, bộc lộ tâm sự và từ đó hiểu nhau hơn. 

Chung quy, nguyên tắc ăn uống lúc này đã không thể được xem xét qua loa, mà trở thành một "công cụ'' để xúc tiến quá trình làm quen với một cộng đồng mới, trao cho người khác cảm giác rằng mình đủ tôn trọng họ khi trước đó đã chủ động tìm hiểu các quy tắc dùng bữa.

Quy tắc ăn uống đặc biệt tại 6 quốc gia mà bạn cần lưu ý!

Với tất cả những tầm quan trọng đã liệt kê, bây giờ hãy cùng điểm qua các quy tắc ăn uống tại 6 quốc gia để tránh “phạm lỗi” khi có cơ hội dùng bữa với họ.

Dùng tay tại Ấn Độ

Nếu được mời đến nhà người dân địa phương tại Ấn Độ, theo văn hoá ăn uống của họ, bạn sẽ nhận ra các món không được bày biện trên bàn mà sắp xếp gọn gàng trên một tấm thảm lớn dưới sàn. Người dân nơi đây yêu thích việc quây quần, ngồi thành vòng tròn quanh thảm, nhưng trước khi “an toạ” thì hãy chú ý, bạn phải chờ đến lượt xếp chỗ ngồi của mình đấy! 


Ảnh: Shutterstock

Người Ấn Độ ngoài nổi tiếng với các bộ phim “tua chậm” đến ngàn tập thì cách dùng bữa hoàn toàn bằng tay cũng để lại được ấn tượng không kém. Trong nhận định của họ, dùng tay để ăn và trộn các món với nhau giúp tăng hương vị của nguyên liệu lên gấp nhiều lần.

Tip quan trọng: Chỉ dùng tay phải khi ăn, vì đối với người dân tại vùng đất này, tay trái tượng trưng cho sự thiếu sạch sẽ, thường được sử dụng trong lúc vệ sinh cá nhân. 

Để dùng bữa thật lịch sự, hãy tuân theo các quy tắc sau:

  • Bước 1: Rửa tay thật sạch
  • ​Bước 2: Dùng tay gom thức ăn lại nhưng tránh để chúng rơi hay dính vào lòng bàn tay
  • Bước 3: Đẩy thức ăn bằng ngón tay cái, không được cho các móng tay vào miệng

​Ăn trưa cùng người Anh

Đối với các quốc gia khác, từ “dinner” được sử dụng để chỉ các bữa ăn tối trong ngày, chủ yếu từ 5 giờ trở đi. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn khác biệt tại Anh, khi nhắc đến “dinner” nghĩa là họ đang ám chỉ đến các bữa ăn trưa “lunch”, kéo dài từ 12 giờ đến 4 giờ chiều. Còn tối đến, họ sẽ có khoảng thời gian uống trà, và một bữa nhẹ sau đó thường được gọi là “tea and supper”. 

Ảnh: Shutterstock

Tip quan trọng: Cẩn thận khi bạn bè người Anh “rủ rê” đi ăn “tối”, hãy chủ động hỏi thật kỹ xem sẽ bắt đầu vào lúc nào để tránh được nhầm lẫn này.

Sau bữa trưa, từ khoảng 4 giờ chiều họ sẽ có một tiệc trà nhỏ gồm trà, bánh mì kẹp (sandwich) và các loại bánh nướng, bánh ngọt khác như Mince Pies, Chelsea Bun, Battenburg Cake hay Strawberry Shortcake....

Đặc biệt, khi đang nhai một ngụm lớn hay có thức ăn trong miệng, đừng nói chuyện vì điều này với quy tắc ăn uống lịch sự tại Anh được xem là khá kém duyên.

Việc thanh toán khi dùng bữa tại Pháp

Đối với Pháp, bánh mì (bread) không chỉ đơn giản là thức ăn mà còn được xem là công cụ dùng bữa như nĩa hoặc muỗng tại các quốc gia khác. Vì vậy, chỉ trong bữa ăn chính mới được dùng bánh mì, không được dùng chúng trong các món khai vị trước đó. 

Ảnh: Shutterstock

Thông thường, người Pháp vận dụng cả hai tay khi ăn, mỗi bên cầm một thứ như nĩa và dao, hoặc một tay với nĩa và tay còn lại với bánh mì. Bread lúc này còn có một công dụng đặc biệt là đẩy thức ăn vào nĩa, sau đó cho vào miệng.

Tip quan trọng: Vì người Pháp rất quan trọng “mặt mũi” và “khá sĩ diện” nên khi hoàn tất bữa ăn với họ, đừng đề nghị chia hoá đơn vì điều này ảnh hưởng đến lòng tự trọng nơi họ. 

Thay vì vậy, thường một nhóm người cùng nhau ra ngoài tại Pháp sẽ mặc định người chủ động rủ rê đầu tiên sẽ chịu trách nhiệm thanh toán. Nếu có hẹn gặp lần sau sẽ xoay vòng và đến lượt người khác.

Uống cà phê ở Ả Rập Xê Út ( Saudi Arabia)

Tại vương quốc xa xôi này tồn tại một loạt ngôn ngữ và ký hiệu “ngầm” được xem là văn hoá ăn uống khi thưởng thức cà phê tại nhà bạn bè. 

Ảnh: Shutterstock

Thử tưởng tượng khi được mời đến nhà một người Ả Rập Xê Út, nếu chủ nhà rót đầy cốc cà phê cho bạn, điều này mang hàm ý rằng: “Uống nhanh một chút rồi về đi nhé”. Sự thật tuy hơi mất lòng nhưng đây cũng là một phép lịch sự, không cần phải nói trực tiếp cũng có thể “tiễn khách” của người địa phương. Tuy nhiên, ngược lại, nếu họ chỉ rót cho bạn nửa cốc cà phê thì chứng tỏ “Tôi thích bạn rồi đấy, ở lại và nói chuyện thêm đi”.

Tip quan trọng: Nếu đã quá ngán cà phê và không muốn uống thêm nữa, hãy lắc nhẹ ly khi uống xong để nhắc nhở chủ nhà rằng: “Tôi uống xong rồi và không muốn nữa đâu”.

Ăn uống vào mùa hè ở Iran

Cũng như Ấn Độ, người dân Iran quen dùng tay khi thưởng thức bữa ăn. Họ thường sẽ bày biện các món ăn ở giữa bàn tiệc, đặc biệt là bánh mì. Điều này đòi hỏi khách phải chủ động tự xé bánh và lấy đồ ăn chứ không chia theo phần cho mỗi người.

Ảnh: Shutterstock

Đồng thờ, họ cũng rất nhạy cảm với việc liếm ngón tay hoặc bỏ tay vào miệng khi ăn vì cho rằng điều này là mất vệ sinh và bất lịch sự.

Tip quan trọng: Vào mùa hè, vì trời quá nóng nên sau khi buôn bán vào bữa trưa, một số cửa hàng sẽ đóng cửa tránh nắng ngay sau đó. Vì vậy, hãy đảm bảo đã “no bụng” trước khi quán đóng chứ chẳng thể vì lười mà ăn trễ vào 3 giờ trưa được.

Ăn kiêng cùng người Hồi giáo

Với người đạo Hồi nói chung, họ không ăn thịt các loài động vật như heo, cừu, một số loài chim và hải sản như tôm hùm. Điều này thể hiện cả trong quá trình chế biến các bữa ăn, khi nguyên liệu chẳng hạn như dầu có nguồn gốc từ các động vật nêu trên cũng không được sử dụng. 

Ảnh: Shutterstock

Đặc biệt, trong khi nấu, họ thường tránh dùng những gì có cồn, cũng không thường uống rượu bia và các thức uống có cồn khác. 

Tip quan trọng: Người dân thuộc Hồi giáo đặc biệt tôn trọng chế độ ăn kiêng của mình, vì vậy để thoả mãn quy tắc ăn uống lịch sự, bạn cũng cần làm điều tương tự.

Cách ứng xử thông minh khi đối diện với quy tắc ăn uống lạ

Ảnh: Shutterstock

Dù đã tham khảo qua rất nhiều tip và lưu ý để bữa ăn tại các quốc gia khác nhau được diễn ra suôn sẻ, vẫn có trường hợp bạn được mời dùng các món mà chưa từng thử trước đây. Khi đối diện trước tình huống đó, hãy khéo léo và thực hiện các gợi ý sau:

  • Nếu không biết chính xác đó là món ăn gì, đừng hỏi mà nếm thử trước. Nếu cảm thấy không thích nhưng khi được chủ nhà hỏi đánh giá như thế nào, thì khéo léo trả lời: “Nó có vị rất đặc biệt”.
  • ​Nếu không biết đó là món gì và cũng không muốn thử, hãy từ chối một cách lịch sự. Hoặc có thể trả lời như sau: “Tôi biết đây là một món ăn rất ngon, nhưng tôi đã thử trước đó và có vẻ không hợp với nó lắm!”
  • Nếu bạn cảm thấy từ chối sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chủ nhà và những người ăn chung, hãy cắt món ăn thành các phần nhỏ và di chuyển chúng xung quanh dĩa, trông cứ như bạn đang ăn vậy.

ADVERTISEMENT