share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

The Art Corner Tìm hiểu về Thư Pháp, một phong cách nghệ thuật riêng của Á Đông


ADVERTISEMENT

Thư Pháp, Thư pháp Việt Nam

Thư pháp là một thể loại nghệ thuật và văn hóa đặc trưng của các quốc gia Á Đông, bao gồm Trung, Việt, Nhật, Hàn. Đối với người thưởng thức thư pháp, cái đẹp không thể hiện ở những con chữ ngay ngắn, ngăn nắp như “Calligraphy” bên phương Tây, mà thể hiện ở cái tài hoa phóng tác của người viết qua khổ luyện mà thành.

Nghệ thuật thư pháp có hai cái đẹp, cái đẹp thứ nhất là từ luyện tập để tay và nét bút có thể vừa cứng cáp, vừa thể hiện được cái thần thái uyển chuyển trên giấy. Cái đẹp thứ hai là kiểu chữ tuy phóng tác nhưng phải đáp ứng được những quy chuẩn suốt 1000 năm hình thành, mang đến cho những người thưởng thức cảm tưởng như đang nhìn ngắm lịch sử diễn ra trên trang giấy. Đó gọi là mỹ thuật của lịch sử.

Thư Pháp, Thư pháp Việt NamTừ phải sang (PHẬT - ĐẠO - NHO)

Người viết thư pháp có nét tương đồng với họa sĩ tranh trừu tượng. Dù thành phẩm khó tiếp cận, tuy nhiên người viết thư pháp phải luyện tập nét bút qua rất nhiều bài tập khổ cực, liên tục phải viết và học tất cả các kiểu chữ của nhiều thời kỳ. 

Năm kiểu chữ chính của thư pháp là Tiểu triện, Đại triện, Lệ, Khải, Hành và Thảo. Chữ Hán ban đầu được khắc trên mai rùa và xương thú, gọi là Giáp cốt văn. Sau đó được khắc trên lư đồng kim loại, gọi là Kim văn. Trước đời Tần, các bang quốc dùng Tiểu triện, đến đời Tần hợp thức hóa chữ viết gọi là Đại Triện, là kiểu chữ trang trọng nhất trong văn bản hành chính. Dưới ấn của các vị quân vương luôn được khắc chữ Đại triện, hiện nay Đại triện được dùng làm chữ ký khắc trên các con dấu ở Nhật Bản và Đài Loan. Một số họa sĩ và văn sĩ Việt Nam đầu thế kỷ XX vẫn dùng Đại triện làm chữ ký, điển hình là họa sĩ Mai Trung Thứ.

Thư Pháp, Thư pháp Việt Nam

Bên trái tác phẩm chúng ta có thể nhìn thấy nét bút “thảo” bay bướm như cây cỏ vì viết nhanh, bên phải nét bút cứng nhưng thô hơn để viết chữ Đại triện. Lệ văn và Khải văn là hai kiểu chữ rõ nét nhất, Lệ Văn sinh ra sau đời Tần để tiết kiệm nét viết và kiểu chữ dễ đọc hơn, còn chữ Khải là kiểu chữ chính thống hiện nay. Đỉnh cao văn hóa nghệ thuật thư pháp và thơ văn phải kể đến là thời Đường (TK VII - TK X), tạo nên nền tảng cho kiểu chữ Hành và Thảo trong sáng tác và biểu đạt mỹ thuật Trung Hoa và các nước Á Đông.

Bên trái: Chữ Thảo - Bên phải: Chữ Lệ

Ngoài các cách sử dụng Hán tự, người viết thư pháp có thể dùng chữ Nôm cùng bề dày kho tàng văn học dân gian trong tác phẩm của mình. Tại triển lãm cũng có dành riêng một góc trưng bày các tác phẩm dùng chữ Nôm và văn học nước nhà.

Thư Pháp, Thư pháp Việt NamChữ Nôm

Đối với người Á Đông, đặc biệt là người Việt Nam, việc kết nối với các thế hệ trước trong quá khứ là một điều khó khăn vì thiếu thốn hiện vật lịch sử và các công trình kiến trúc đã mai một qua năm tháng và chiến tranh. Tìm hiểu về thư pháp và văn học cổ là cách người trẻ có thể chia sẻ sự yêu thích lịch sử và văn hóa dân tộc.

Thư Pháp, Thư pháp Việt NamThư Pháp, Thư pháp Việt Nam

Thư Pháp, Thư pháp Việt NamThư Pháp, Thư pháp Việt NamThư Pháp, Thư pháp Việt NamThư Pháp, Thư pháp Việt NamThư Pháp, Thư pháp Việt NamThư Pháp, Thư pháp Việt NamThư Pháp, Thư pháp Việt NamThư Pháp, Thư pháp Việt Nam

*Bài viết có sử dụng hình ảnh chụp trong buổi triển lãm “Phật Đạo Nho” của Nghệ nhân Nhân dân Trương Lộ.


ADVERTISEMENT