share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

The Art Corner Cơ bản là buồn - bức tranh hiện thực cuộc sống thời hậu chiến


ADVERTISEMENT

''Cơ bản là buồn'' là truyện dài của tác giả Nguyễn Ngọc Thuần - đại diện cho thế hệ trưởng thành sau 40 năm của đất nước thống nhất với nhiều tác phẩm nổi bật như ''Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ'', ''Một thiên nằm mộng'',…Với giọng văn trầm buồn, chậm rãi như bước từng bước vào hiện thực cuộc sống để viết nên những tác phẩm.

Cơ bản là buồn, sách, review sách

Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần không tạo nên những cốt truyện quá bi lụy để lấy nước mắt độc giả mà chỉ là những câu chuyện được kể một cách chân thật nhất, gần gũi nhất bằng nhịp văn đều đặn qua những sự gặp gỡ, đối thoại và ghi chép. Lật vài trang sách, tôi được gặp gỡ với cô gái lai giữa hai dòng máu Mỹ - Việt tên X, là người dẫn chuyện sẽ đưa người đọc theo suốt hành trình cảm xúc của cô. Khi thì X ở quán bar, khi thì ở bên cạnh J, K hay mụ Z, rồi cô F, rồi lại đến vợ chồng ông bà John và bé Hữu Nghị. Nét độc đáo của Nguyễn Ngọc Thuần là cách miêu tả nhân vật chừng mực, giản dị nhưng đầy đủ để người đọc hiểu, cảm và ngẫm. Kết cấu mạch lạc, câu chuyện thú vị lúc ẩn lúc hiện, có khi rất đẹp đẽ nhưng cũng có khi lại quá phũ phàng khiến chúng ta luôn phải tập trung theo sát bước chân của từng nhân vật. Cách hành văn lại ngắn gọn, không thừa ra con chữ vô nghĩa. ''Cơ bản là buồn'' tuy mỏng chỉ khoảng 140 trang nhưng cần nhiều ngày, nhiều tháng để thấm hết ''sự buồn'' của nó''.

Cơ bản là buồn, sách, review sách
Những câu chuyện trong cuốn sách, có khi là X đi câu khách hay những lần làm hướng dẫn viên bất đắc dĩ. Hay có lúc, X chỉ là một người tình bên chàng K nhỏ tuổi, tính trẻ con. Qua từng mẩu chuyện, X dẫn độc giả đến những nơi mà cô gắn bó nhất: quán cà phê Bắc Âu, quán bar hay nhà của F. Cơ bản là buồn, sách, review sách
Những nhân vật trong cuốn sách lại có một tính cách và vai trò hoàn toàn khác nhau:

Chàng J – nhân tình nhỏ tuổi, tính trẻ con nhưng luôn bên cạnh cô X mỗi khi cần. J như là chỗ dựa vững chắc, là nơi cô X tin tưởng và yêu thương nhất. Tình cảm của họ cũng phức tạp như hành trình quay lại Việt Nam của vợ chồng John.

Cơ bản là buồn, sách, review sách

Mụ Z - người chỉ quan tâm đến sắc đẹp, nước hoa và đồ Mỹ – là chủ câu lạc bộ Nói Với Nhau cùng những lần đi làm đẹp phải tiêm aquamid để xóa những nếp nhăn như một cách để cứu vớt sắc đẹp của một phụ nữ lỡ thời khi không còn tình yêu. ''Đàn bà là thế, đến một lúc nào đó, mày sẽ thấy cái đẹp còn hơn cả sự sống của mày đấy'' - mụ bảo.

Cơ bản là buồn, sách, review sách

Chàng K đẹp trai – cổ cao, mắt long lanh đầy quyến rũ. Nổi tiếng với câu nói: ''Tôi sẽ nói cho anh biết anh có văn minh không nếu cho tôi xem chiếc giường của anh''. 
Ông bà John và những kí ức về một Việt Nam chiến tranh của người lính Mỹ và những day dứt, những câu chuyện về bà Huệ cùng tấm ảnh duy nhất vào năm 75 của John. 
Nhỏ F – một ca sĩ cùng giọng hát tuyệt vời và những lần vấp ngã của cuộc đời để rồi phải trầm cảm và chỉ làm một việc duy nhất: ăn, ăn và tăng cân, đến mức béo phì, chẳng bao giờ ra khỏi nhà . Đến khi tìm được ''ánh sáng đời mình'' thì mới có sự thay đổi.
Bé Hữu Nghị - cái tên như ám chỉ mọi điều về hai thế giới, 2 đất nước, hai thời điểm: quá khứ và hiện tại. Hữu nghị như chứng tích chiến tranh còn sống và mấu chốt của mọi dằn vặt, đau khổ, tuyệt vọng dành cho người lính Mỹ già nua cả về tinh thần lẫn thể xác.

Cơ bản là buồn, sách, review sách

Chẳng cần tới những hận thù hay những bi thương đẫm nước mắt mà đó là những thước phim về cuộc đời của con người thời hậu chiến. Chiến tranh chỉ là ''cách tạo ra số phận'', nó ''xen vào một lúc rồi đi'' nhưng nạn nhân thì vẫn còn lại đó, vẫn những nỗi đau gặm nhấm lên nhiều thế hệ. Chiến tranh tuy đã đi qua rất lâu nhưng nỗi đau của nó vẫn còn in hằn với những người ở lại. Chính chiến tranh đã ra tay cắt đứt mối liên kết của người với người, nhưng cũng chính nó hồi sinh sợi dây nối kết. Câu chuyển ngổn ngang, lộn xộn như cảm xúc của một cô gái lai hai dòng máu. Cũng giống như một con cá ngoi lên bờ trở thành người, tất cả những con người trên thế giới này đều có một nguồn gốc chung, mà vì sự thù hận đã chia họ ra, sự đổ vỡ đã chia lìa từng mảnh đất, sự hạn hẹp của lòng người đã làm nó ly tán.

Chiến tranh cơ bản là buồn, một nỗi buồn dai dẳng, dằn vặt và u ám.


ADVERTISEMENT