share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Inspiration Journey Kỳ ảo Dallol: Vẻ đẹp của vùng đất hủy diệt


ADVERTISEMENT

Ngọn núi hình nón mang tên Dallol nằm ở vùng trũng Danakil, phía đông bắc dãy Erta Ale của Ethiopia, hình thành từ sự xâm nhập của đá magma bazan vào trầm tích muối và các hoạt động thủy nhiệt.

Dallol, Ethiopia, Erta Ale, Danakil, du lịch châu phi, khám phá Ethiopia, trải nghiệm du lịch

Người dân Afar đặt tên cho mảnh đất này là “Dallol” - cũng có nghĩa là sự tan rã và hủy diệt. Một nơi mà các nhà nghiên cứu đã xác nhận không hề có sự xuất hiện của sinh vật, hay thậm chí vi sinh vật tồn tại. Vùng đất này chứa nhiều ao acid xanh, đồng bằng sa mạc sắt, lưu huỳnh và muối.

Hãy cùng WOWWEEKEND theo chân Zuyet Awarmatik khám phá một Dallol đa sắc, một phiên bản đời thật khắc hoạ “vẻ đẹp của tử thần”.

Dallol, Ethiopia, Erta Ale, Danakil, du lịch châu phi, khám phá Ethiopia, trải nghiệm du lịch

Đoàn xe của tôi từ trại Hamed Ela băng qua hồ Assale để đến được Dallol. Hành trình tham quan Dallol dự kiến được gói gọn trong buổi sáng vì theo người dân, đến gần 10 giờ sáng thì nhiệt độ nơi đây sẽ chạm mốc 40 độ C, vô cùng khắc nghiệt.

Sau khi xe đậu ở cột mốc, cả đoàn đi bộ lên dốc để đến khu vực quan sát. Trước khi đi, tôi đã được lưu ý phải mang theo thật nhiều nước uống và khẩu trang, phần để bù nước, phần để tránh hít phải khí độc.

Dallol, Ethiopia, Erta Ale, Danakil, du lịch châu phi, khám phá Ethiopia, trải nghiệm du lịch

Trước mắt tôi nhanh chóng hiện ra một bức tranh đa sắc đầy sống động, khung cảnh trước giờ tôi chỉ được ngắm nhìn qua hình ảnh. Thảm màu sắc đa dạng của vùng đất này là sự kết hợp từ các yếu tố như muối khoáng kim loại (sắt, mangan, kẽm, v.v.) trên mặt đất, mạch nước nóng ngầm chứa lưu huỳnh phun trào có tính acid và độ mặn cực cao cùng lượng oxy thấp.

Từ xa nhìn lại, Dallol cho tôi cảm giác như lạc vào thế giới khác, nhưng rồi cái nóng bức nhanh chóng kéo tôi về thực tế. Nước suối nóng bão hòa muối và khí gas cực kỳ độc hại, bên dưới lại là ngọn núi lửa đang âm ỉ hoạt động.

Dallol, Ethiopia, Erta Ale, Danakil, du lịch châu phi, khám phá Ethiopia, trải nghiệm du lịch

Mạch nước nóng khi phun trào sẽ tạo ra vô số những hình thù kỳ dị trên mặt đất: từ những trụ hình nón, những nấm đá, những mảng đá trông như san hô và cả bát ngát những đụn muối trên mặt đất. Màu sắc của cảnh vật luôn thay đổi do phản ứng hóa học. Cũng chính vì lý do này, nơi đây được mệnh danh là “phòng thí nghiệm của Trái Đất”. Các nhà khoa học liên hệ nó với điều kiện môi trường thời sơ khai ở Sao Hỏa, nhằm nghiên cứu những giới hạn cho sự tồn tại của sinh vật.

Dallol, Ethiopia, Erta Ale, Danakil, du lịch châu phi, khám phá Ethiopia, trải nghiệm du lịchDallol, Ethiopia, Erta Ale, Danakil, du lịch châu phi, khám phá Ethiopia, trải nghiệm du lịchDallol, Ethiopia, Erta Ale, Danakil, du lịch châu phi, khám phá Ethiopia, trải nghiệm du lịchNhững vũng nước đậm đặc acid và đụn muối

Trong tầm mắt tôi giờ đây ngập tràn những gam màu sặc sỡ của một kiệt tác thiên nhiên. Nước nóng sau khi phun trào sẽ bay hơi, tạo nên khung cảnh có phần siêu thực. Dù không thể tìm thấy sinh vật sống ở khu vực này, vậy mà khi tận mắt quan sát, vùng đất trước mặt tôi vẫn như đang vận động không ngừng.

Dallol, Ethiopia, Erta Ale, Danakil, du lịch châu phi, khám phá Ethiopia, trải nghiệm du lịchDallol, Ethiopia, Erta Ale, Danakil, du lịch châu phi, khám phá Ethiopia, trải nghiệm du lịch

Vẻ đẹp của Dallol khiến cả đoàn tham quan phải hết mực trầm trồ, tay cầm sẵn máy ảnh chụp không ngừng nghỉ. Một khung cảnh rất đáng để ghi nhớ, một hành trình không ít gian nan nhưng cũng mang đến những trải nghiệm và cảm xúc xứng đáng. Đã gần đến 10 giờ sáng, cái nắng nóng cũng gay gắt hơn nhiều rồi. Tạm biệt Dallol, tạm biệt bức tranh màu sắc kỳ ảo đến ngơ ngẩn, vẻ đẹp “có một không hai” và vô cùng khắc nghiệt.


Xem thêm:
>> [Châu Phi kỳ 1] Những hồ muối nơi “lòng chảo” Danakil - Vùng đất khắc nghiệt nhất hành tinh
>> [Khám phá châu Phi kỳ 2] Addis Ababa: Thủ đô trên cao nguyên

ADVERTISEMENT