share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Các quốc gia trên thế giới nghe gì khi giao thừa gõ cửa?


ADVERTISEMENT

Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ hội. Chúng không chỉ là tiếng vọng của niềm vui, niềm tin và sự sống mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc của con người qua thời gian. Từ Á đến Âu, mỗi quốc gia đều tạo dựng cho mình những giai điệu đặc trưng để chào đón năm mới.

Haru no Umi - Tiếng vọng du dương từ miền biển Nhật Bản

"Haru no Umi" (Biển Xuân) là tác phẩm âm nhạc cổ điển của Nhật Bản, do nhạc sĩ Miyagi Michio sáng tác vào năm 1929 và thường được trình diễn vào dịp đầu năm mới. Bài hát là sự giao thoa tinh tế giữa cách hòa âm phương Tây và Phương Đông, điều này càng được thể hiện rõ nét khi được trình bày trong bản song tấu koto và shakuhachi. 

Tất cả âm điệu hòa quyện với nhau tạo nên bản nhạc du dương và thanh bình của cảnh biển vùng Seto trong tiết lập xuân. Âm nhạc trong "Haru no Umi" không chỉ mang lại cảm giác thư thái mà còn phản ánh sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên – một triết lý sống quan trọng trong văn hóa Nhật Bản.

Nhac Tet Nhật Bản

Gōng Xǐ Gōng Xǐ - Lời chúc phúc rộn ràng của người Hoa

Trong khi đó tại Trung Quốc, âm nhạc ngày Tết Nguyên Đán cũng vô cùng phong phú, điểm mạnh chính là những bản phối vô cùng sôi động đậm chất mùa lễ hội. Một trong số đó, chính là bài hát "Gōng Xǐ Gōng Xǐ" với giai điệu rộn ràng và lời ca giản dị. Bài hát mang thông điệp chúc mừng năm mới, hy vọng về sự thịnh vượng và may mắn đến khắp mọi nẻo đường. 

"Gōng Xǐ Gōng Xǐ" không chỉ phổ biến tại Trung Quốc mà còn được biết đến rộng rãi ở nhiều quốc gia có cộng đồng người Hoa, từ đó trở thành biểu tượng của tinh thần đoàn kết và niềm vui sum vầy.

Nhac Tet Trung

Đoản Xuân Ca – Niềm vui xuân trên đất Việt

"Đoản Xuân Ca" là một trong những ca khúc được yêu thích nhất trong nền âm nhạc mừng xuân của Việt Nam. Tiêu đề độc đáo của nó chắc chắn đã thu hút được sự chú ý của nhiều người.  “Đoản Xuân Ca” hay nói nôm na “ bài ca ngắn của mùa Xuân” là lời tự tình của nhạc sĩ Thanh Sơn gửi gắm đối với mùa xuân. Đối với ông, mùa xuân cũng chẳng ngắn hay dài mà là do cảm nhận của mỗi người. 

Với giai điệu tươi vui cùng nhịp phách rộn ràng, bài hát đã mang đến niềm hân hoan cho bao thế hệ người dân Việt Nam khi nàng Xuân ghé trước thềm nhà. Từng câu hát là lời chúc nhau an lành, là lời mời gọi những ai đang tha hương cầu thực mau quay trở về để sum họp và là niềm hy vọng chứa chan về tình yêu và hạnh phúc.

Nhac Tet Viet Nam

Auld Lang Syne - Khúc ca tri ân kỷ niệm cũ của Scotland

"Auld Lang Syne" là bài thơ bằng tiếng Scots viết bởi Robert Burns năm 1788 và sau đó được phổ thành bản nhạc dân ca truyền thống phổ biến trong dịp đầu năm mới ở các nước nói tiếng Anh nói chung và trong dịp lễ Hogmanay ở Scotland nói riêng. 

Với giai điệu trầm lắng và ca từ đầy hoài niệm được lặp đi lặp lại, bài hát như một lời nhắn nhủ đừng bao giờ lãng quên quá khứ và những ai đã hiện diện trong cuộc đời ta. Dù đắng cay hay hạnh phúc, tất cả đều góp phần tạo nên chân dung của ta hiện tại.

Nhac Tet Scotland

Happy New Year - “Thánh ca năm mới”

Khi thời khắc giao thừa chạm ngõ, mọi phút giây trong năm cũ tựa như một cuốn phim tua chậm. Tuy chất chứa bao sự tiếc nuối và nỗi buồn nhưng cũng tràn ngập niềm hứng khởi cho một năm mới.. Tất nhiên, không có bài hát nào biểu hiện sâu sắc tinh thần ấy bằng "Happy New Year" của nhóm nhạc huyền thoại ABBA. 

Ra đời năm 1980, “Happy New Year” đã nhanh chóng xác lập vị trí của mình trong lòng khán giả toàn cầu. Dù hầu hết ca từ mang ý nghĩa trầm buồn và đôi phần u ám nhưng sự uyển chuyển và bứt phá của phần giai điệu đã khiến cho người nghe quên mất đi nỗi buồn mà ca từ gửi gắm. Đây chính thành công của ca khúc khi mang lại một giai điệu không quá ủy mị cũng chẳng quá sôi nổi nhưng đầy bình yên khi thưởng thức.

ABBA

Danubian horo - Sợi dây gắn chặt tình thân của Bulgaria

Người dân tại Bulgaria chào đón năm mới bằng giai điệu đặc biệt của tác phẩm âm nhạc “Dunavsko Horo” ( "Danubian horo") của nhà soạn nhạc Diko Iliev. Đây không chỉ là một bản nhạc thông thường mà còn gắn liền với điệu nhảy truyền thống cùng tên thể hiện tinh thần đoàn kết và niềm hạnh phúc đầu năm. Với giai điệu sôi động và tiết tấu nhanh, "Danubian horo" là tiếng chuông rộn ràng báo hiệu một năm mới tràn đầy phấn khởi, đợi chờ ta đến khám phá.

Nhac Tet Bulgaria

Những bài hát truyền thống năm mới không chỉ là giai điệu đẹp mà còn là những câu chuyện văn hóa, mang theo giá trị tinh thần của mỗi quốc gia. Từ châu Á đến châu Âu, mỗi bài hát gửi gắm hy vọng về một năm mới tốt lành. Dù chúng ta ở đâu, âm nhạc luôn là cầu nối đưa con người đến gần nhau hơn, để cùng chào đón một tương lai bình yên và tươi sáng.


>>Xem thêm: 10 ca khúc nổi bật của âm nhạc thế giới 2024


ADVERTISEMENT