Ngành Du lịch – Khách sạn Việt Nam – Khi "Con tàu mũi nhọn” đến gần với bạn bè thế giới (P.1)
“Top 19 điểm đến du lịch tốt nhất châu Á 2019” – theo CNN; “Top 10 quốc gia đáng sống và làm việc nhất hành tinh 2019” – theo ngân hàng HSBC; “Hội An vinh danh đứng đầu top 15 thành phố tuyệt vời nhất thế giới 2019” – do Travel & Leisure bình chọn; “Quận 3 – TP.HCM nằm trong top 3 khu phố tuyệt vời nhất thế giới 2019” – theo tạp chí Time Out (Mỹ),…
Liên tiếp được khởi danh trên những bảng xếp hạng uy tính của thế giới. Một tín hiệu đáng mừng cho Việt Nam trở thành một điểm hẹn về nền văn hoá Đông Nam Á, đây là những giải thưởng rất đáng tự hào cho tất cả những người làm du lịch, khẳng định vị thế du lịch nước ta trong khu vực nói chung và trên thế giới nói riêng. Đây là cơ hội vàng để ngành Du lịch Việt Nam xúc tiến quảng bá mạnh mẽ trong thời gian tới.
JW Marriott Phú Quốc Emerald Bay – Một trong những khách sạn 5 sao với kiến trúc hiện đại, thu hút lượt khách cao khi đến với Việt Nam
2019 – NĂM CHUYỂN HƯỚNG ĐỘT PHÁ CỦA MẢNH ĐẤT HÌNH “CHỮ S”
Du lịch Việt Nam đang dần ghi dấu ấn của đất nước hình “chữ S” trên các bảng đồ thế giới. Một điểm đến thu hút bạn bè quốc tế trong và ngoài nước, khẳng định được niềm tự hào, sự hiếu khách của những con người từ Bắc – Trung – Nam. Nhờ đó ngành Du lịch – Khách sạn tại Việt Nam ngày càng nhận được nguồn đầu tư dài hạn từ các tập đoàn hàng đầu trên thế giới.
Theo thống kê của Tổ Chức Du lịch Thế Giới – UNWTO (World Tourism Organization) 2017, Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 điểm du lịch phát triển nhanh thế giới. “Giúp cho Việt Nam vào 2018 đón 15,6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ trên 80 triệu khách nội địa đem về doanh thu 620 nghìn tỷ đồng cho ngành Du lịch nói chung và ngành khách sạn nói riêng” – theo Tổng cục du lịch Việt Nam. Điều này đã chứng tỏ tiềm lực mạnh mẽ của ngành khách sạn để chuẩn bị cho những bước nhảy vọt trong thời gian sắp tới.
Lượng khách du lịch đến với Việt Nam có chiều hướng tích cực (theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam
Nhận thấy được tiềm năng, các sự kiện quốc tế và khu vực đã được tổ chức thành công tại Việt Nam như diễn đàn du lịch ASEAN ATF 2019, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai, Hội nghị cấp cao APEC 2017,… đã góp phần quảng bá du lịch Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Việt Nam dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các Hội nghị quốc tế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành Du lịch Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn, một số nội dung tiêu chí mà ngành chưa đạt như chiến lực phát triển thị trường khách du lịch chưa rõ ràng, thiếu khoa học. Bên cạnh đó là không nhạy bén với sự biến động của nền Kinh tế – Chính trị nên khi không lường hết việc tác động đến thị trường ngành du lịch và chiến lược kinh doanh của các công ty du lịch thiếu bền vững và lâu dài về thị trường khách du lịch quốc tế.
Nguyên nhân của những vấn đề còn nan giải trên là hệ thống chính chính sách, vai trò quản lý, năng lực đội ngũ chưa đáp ứng được yêu cầu,… còn đầu tư du lịch còn hạn chế và chưa mang lại hiệu quả như mong muốn; một số chính sách có liên quan đến du lịch còn bất cập, chưa kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch để nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút khách du lịch; vấn đề an ninh an toàn cho khách du lịch còn chưa được đảm bảo,…
Theo quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030” của Thủ tướng Chính phủ thì năm 2020 thu hút 10,5 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 47,5 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 7%/năm; nội địa là 5,1%/năm. Đẩy mạnh phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng phân đoạn thị trường khách có mục đích du lịch thuần túy, nghỉ dưỡng, lưu trú dài ngày và chi tiêu cao.
Để đạt được những mục tiêu đề ra thì thì ngành Du lịch cần phải có những giải pháp kịp thời về việc gia tăng rong đầu tư du lịch thì đầu tư cho cơ sở hạ tầng để phục vụ phát triển du lịch có yếu tố quan trọng đảm bảo thúc đẩy phát triển du lịch, đặc biệt là tạo điều kiện thu hút khách du lịch và cải thiện điều kiện dân sinh cho cộng đồng dân cư.
Với sự phát triển không ngừng Ngành Du lịch đang từng bước tiếp tục vươn lên và cải thiện những thách thức trong ngành
Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của ngành Du lịch trong điều kiện hiện nay. Bên cạnh đó là việc đẩy mạnh công tác phát triển quảng bá du lịch cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch mang tính thương hiệu của du lịch Việt Nam, bởi đây là biện pháp quan trọng để tạo lập hình ảnh và vị thế du lịch trong và ngoài nước nhằm thu hút khách.
Hãy đón chờ kỳ tiếp theo về một ngành không hề kém cạnh – ngành nhân sự trên Wowweekend nhé!