share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Pù Luông – Vầng núi ngỡ chân mây


ADVERTISEMENT

So với những khúc cua tay áo vắt lên tới đỉnh núi cao trên cả tầng mây ở miền Tây Bắc thì tâm thế dành cho hành trình khám phá Pù Luông chỉ vỏn vẹn dịp cuối tuần. Vậy nên sau 210km chạy thẳng băng từ Hà Nội đặt chân tới Pù Luông thì thứ cảm giác ngỡ ngàng tới ấn tượng vô cùng xâm lấn.

Những gì được biết về Pù Luông khiến ai nấy đều thú vị khi có thêm một điểm đến “núi rừng” ngoài cung Tây Bắc. Những hình ảnh thường thấy là khoảnh khắc mùa lúa, màu xanh muốt của vạt rừng nguyên sinh hay khung cảnh các thung lũng, nơi đồng bào dân tộc Mường, Thái sinh sống. Nhưng khi xe leo tới đỉnh Tân Lạc, Hòa Bình, bên kia là Pù Luông thì hiển hiện trước mắt là cả một bức tranh khổng lồ của thiên nhiên đại ngàn ẩn hiện trong dáng chiều. Ông mặt trời đỏ lự lồng vào chân mây khiến trời chiều bừng sáng tới trong vắt. Hóa ra là núi tầng tầng lớp lớp, không đếm hết nổi bao nhiêu lớp núi, cả khối rừng nguyên sinh của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

Nhẩy cẫng lên vui sướng như trẻ thơ giữa núi rừng đại ngàn

Chọn đường đi qua khúc dốc Tân Lạc khó nhất lại không hề sai, ngắn hơn được một quãng còn thêm được lượn vòng qua các vườn cam cuối vụ. Không như lời chỉ dẫn xe chỉ chạy được một người khi lên dốc, xế cứng vẫn bắt cua tốt mà không bị mất đà. Bò được lên tới đỉnh dốc thì đúng là được mãn nhãn, phản xạ duy nhất là đứng khựng lại trước những khoảnh khắc hoàng hôn trên đỉnh núi. Hãy thử tưởng tượng như khi bạn săn được bình minh trên biển, thất thần khi trước mắt là vầng dương chảy tràn xuống mặt biển và mặt trời dần nhô lên chỉ trong vài phút ngắn ngủi.

Thật quá hả hê, ai nấy như được hít căng lồng ngực hơi thở của núi rừng để lại tiếp tục lên đường. Về tới điểm nghỉ tại bản Kho Mường lúc trời đã khuya, nhưng khoan khoái vô cùng. Ngồi dưới thềm bậc thang nghe sương giá còn được bác chủ nhà dọn bữa ăn khuya và hằng hà sa số câu chuyện về mảnh đất này. Được nghe tường tận về Đỉnh Pù Luông cao nhất cả khu bảo tồn thiên nhiên, 1700m và được thêm một lời hẹn ngày trở lại, treckking đỉnh núi qua cung đường xuyên rừng nguyên sinh.

Có hai món nhất định phải thử trước khi rời Pù Luông đó là vịt bầu Cổ Lũng (Lũng Cao) và cá dốc, ngoài ra còn có món gà, măng rừng, rau rừng các loại không thể nhớ hết tên… Ăn để cảm nhận sự khác biệt, cách chế biến, cách nướng bằng củi đã đủ hấp dẫn lắm rồi, vẫn giữ nguyên vị ngọt thịt mà vẫn dậy mùi vị thơm đặc biệt của món ngon khi kết hợp với gia vị núi rừng.

Bình minh chào nhau chẳng phải bằng ánh dương mà là cả dàn đồng ca của muôn loài. Anh gà trống chẳng khác gì cái loa truyền thanh dưới xuôi, sau một tràng gáy thì nào lợn kêu, chó sủa… cố vùi đầu vào chăn cũng chẳng yên, quàng quạc cả đàn vịt trăm con lạch bạch kéo nhau ra suối kiếm ăn rồi thì cả đàn chim đập cánh phạp phạp bay vụt lên nên trời biến mất khỏi tầng mây. Như một bản hoan ca chào ngày mới, chắc vậy mà khi dậy chả thấy thiếu ngủ hay uể oải, ai nấy khoan khoái vô cùng, nhanh nhẹn ra húp bát cháo để tiếp tục hành trình.

Điều mong chờ nhất cũng đã tới, không thể tuyệt hơn khi buổi sáng sớm được phóng xe từ dưới thung lũng lượn theo hình xoắn ốc của núi, hóng cái gió, đón nắng mai và thưởng lãm cả thiên nhiên đương độ xuân thì và thế là những bức ảnh ảo diệu nhất ra đời từ đây.

Cả miền thiên nhiên đương độ xuân thì

Thiên nhiên Pù Luông trù phú như nét đặc trưng vùng Tây Bắc, không hẳn là độc đáo thế nhưng cảm giác vẫn thích thú y nguyên như lần đầu được trải nghiệm. Chắc đấy là cảm giác thỏa lấp niềm nhớ được trở về với đại ngàn. Đi mải miết vẫn thấy bị mê hoặc bởi núi rừng và những dải ruộng bậc thang dài tới bất tận.


ADVERTISEMENT