share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Sports & Esports Chuyện về các góc nhìn trong game


ADVERTISEMENT

Bước vào thời đại 4.0, các thiết bị điện tử đều trở nên rất mạnh mẽ với cấu hình phần cứng khủng. Đây chính là tiền đề để các nhà lập trình, sản xuất phần mềm tự tin cho ra đời hàng loạt tựa game toàn diện cả về giao diện lẫn hình thức chơi.

Esport,PubG, Call of Duty, Mario

Chính bởi vì cấu hình phần cứng của các thiết bị đã đủ mạnh, tạo ra sân chơi rộng rãi cho các nhà sản xuất phô diễn khả năng sáng tạo và kỹ thuật đồ hoạ, nên những tựa game ra mắt gần đây đều có giao diện đẹp xuất sắc với nhiều phong cách, góc nhìn nhân vật khác nhau. Việc lựa chọn góc nhìn phù hợp cho một tựa game là rất quan trọng, nó giúp người chơi hoà nhập với thế giới trong game, tạo cảm giác chân thật cũng như đem lại hiệu ứng kích thích sự tò mò, khám phá cho người chơi.

Vậy nếu góc nhìn trong game đã đóng vai trò quan trọng thì có phải một tựa game sở hữu càng nhiều góc nhìn càng tốt hay không? Và hiện tại trên thị trường esport đang có bao nhiêu góc nhìn phổ biến?

Góc nhìn thứ nhất

Có thể nói, lựa chọn góc nhìn thứ nhất chính là cách tốt nhất để người chơi hoà làm một với nhân vật trong game. Mọi thứ chúng ta nhìn thấy trong game được mô phỏng lại dưới góc nhìn từ đôi mắt của nhân vật hay nói cách khác, người chơi hoà làm một với nhân vật. Dưới góc độ này, những thứ chúng ta có thể nhìn thấy là đôi tay, vũ khí và không gian phía trước của nhân vật, mang lại cho ta cảm giác chân thực tuyệt đối.

Esport,PubG, Call of Duty, MarioCall of Duty Mobile

Là góc nhìn được áp dụng nhiều nhất cho các tựa game hiện nay, điểm trừ lớn nhất của góc nhìn này là dễ làm người chơi cảm thấy chóng mặt nếu đồ hoạ quá rực rỡ hoặc quá nhiều chi tiết, chuyển động liên tục. Ngoài ra, đối với game trên PC hoặc các loại Playstation, X-box… người chơi sẽ phải xoay màn hình liên tục để quan sát đối thủ hoặc cảnh quan trong game, khó có thể có được cái nhìn bao quát như góc nhìn thứ ba, góc nhìn từ trên xuống hoặc góc nhìn ngang.

Một vài tựa game với góc nhìn thứ nhất nổi tiếng có thể kể đến như: Call of Duty, Counter-Strike

Góc nhìn thứ ba

Đây là góc nhìn phổ biến thứ hai trong thị trường game hiện tại, khi nó có thể mang lại trải nghiệm đồ hoạ tuyệt vời với góc nhìn rộng rãi, nhiều chi tiết và không khiến bạn bị chóng mặt như góc nhìn thứ nhất. Dưới góc nhìn thứ ba, bạn sẽ quan sát mọi thứ trong game từ phía sau nhân vật chính, tức là bạn sẽ nhìn thấy cả cảnh và lưng của nhân vật, cùng nhân vật di chuyển đến mọi nơi để thực hiện nhiệm vụ.

Esport,PubG, Call of Duty, MarioPubG Mobile

Nhờ khả năng mang lại trải nghiệm hình ảnh xuất sắc đến cho game thủ, việc góc nhìn thứ ba ra đời đã thay đổi thị trường game với nhiều tựa game có chất lượng đồ hoạ xuất sắc, không gian đa chiều nhiều chi tiết ra mắt. Điểm bất lợi lớn nhất của góc nhìn này chính là việc không gian phía trước quá rộng sẽ làm người chơi gặp một vài bất lợi khi xác định vị trí đối phương, đối thủ hoặc các vật cản và quái thú trong game.

Một vài tựa game có góc nhìn thứ ba nổi tiếng có thể kể đến như: PubG, World War Z, Ghost Recon Breakpoint, Genshin Impact…

Góc nhìn thứ hai

Esport,PubG, Call of Duty, Mario

Nếu đã có góc nhìn thứ nhất và góc nhìn thứ ba thì liệu có góc nhìn thứ hai trên thị trường hay không? Một vài nhà phát hành định nghĩa rằng góc nhìn thứ hai là khi bạn quan sát nhân vật chính của bạn thông qua một cặp mắt của một nhân vật khác. Tuy nhiên, định nghĩa này có vẻ không đúng vì nếu bạn nhìn nhân vật bạn đang điều khiển thông qua một nhân vật khác thì cơ chế này lại đang tương tự như góc nhìn thứ ba, tức là nhìn thấy cả nhân vật chính và cảnh vật xung quanh.

Góc nhìn từ trên xuống và góc nhìn ngang

Esport,PubG, Call of Duty, Mario

Chỉ đứng sau hai góc nhìn thứ nhất và thứ ba, góc nhìn từ trên xuống và ngang có một vị trí quan trọng nhất định trong thị trường game sôi động hiện tại. Góc nhìn từ trên xuống mang lại cho chúng ta cái nhìn bao quát từ trên xuống cho toàn bộ hoạt động trong game. Các nhân vật trong game từ chính cho đến phụ đều có thể được quan sát một cách dễ dàng. Các tựa game với góc nhìn từ trên xuống nổi tiếng như là: Liên minh huyền thoại, Dota 2, Castle Clash…

Esport,PubG, Call of Duty, MarioMario

Ngoài ra, còn góc nhìn ngang mà chúng ta không thể bỏ qua, khi nó gắn liền với nhiều tựa game nổi tiếng và lâu đời như Mario, Hue… 

Bên trên là các góc nhìn phổ biến trên thị trường game hiện tại. Hy vọng với bài viết này, bạn có thể bổ sung thêm cho mình một vài kiến thức nhất định về game.


ADVERTISEMENT