share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Fashion Hành trình phát triển của giày cao gót, bạn đã biết chưa?


ADVERTISEMENT

Christian Dior từng có một câu nói để đời: ''Giày cao gót - tuyệt phẩm giữa niềm vui và sự đau đớn''. Trước khi trở thành niềm kiêu hãnh của mỗi người phụ nữ, những đôi giày này đã đi một hành trình dài với những biến động, thay đổi mà ít ai ngờ đến. Mỗi ngày, chúng ta bước chân ra khỏi nhà trên đôi giày cao gót và trở nên tự tin, nhưng lịch sử của những đôi giày này thì bạn đã biết chưa?

thời trang, lịch sử giày cao gót

Giày cao gót sinh ra ban đầu để dành cho phái mạnh

Đây có lẽ là thông tin khiến nhiều người bất ngờ nhất nhưng trên thực tế, giày cao gót là sản phẩm dành riêng cho nam giới. Mục đích người ta phát minh ra giày cao gót cũng là vì cánh mày râu nói chung và đặc biệt là dành riêng cho kỵ binh. Theo các nhà sử học, giày cao gót giúp các kỵ binh có thể cưỡi ngựa dễ dàng hơn. Gót giày giúp họ có thể trụ vững trên bàn đạp, từ đó mà có thể đứng thẳng hoặc ngồi vững vàng trên yên ngựa, lấy thế bắn cung chính xác hơn.

Ghi chép về giày cao gót lâu đời nhất là vào thế kỉ XVI. Hai bức tranh được vẽ vào năm 1591 và 1593 có mô tả về những kỵ binh Ba Tư đang ngồi trên yên ngựa, chân đi giày cao gót. Như vậy có thể ngầm hiểu rằng lịch sử của giày cao gót xuất phát từ đất nước Ba Tư xưa thay vì là phương Tây như nhiều người vẫn hay nghĩ.

thời trang, lịch sử giày cao gót

Dưới triều đại Safavid, giày cao gót sử dụng trong quân đội rất được hưởng ứng. Đến cuối thế kỉ XVI, quân đội Ba Tư trở thành đội quân mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, mở rộng phạm vi chinh phạt. Đội kỵ binh trong những cuộc chinh phạt này đóng vai trò rất quan trọng và những đôi giày cao gót đã được họ sử dụng một cách hiệu quả. Với mong muốn chiến thắng người Ottomans để mở rộng lãnh thổ, vua Abbas I đã nghĩ đến việc ngoại giao với các nước Tây Âu để củng cố thêm sức mạnh. Một công cuộc trao đổi về văn hóa, ngoại giao cũng từ đó được bắt đầu. Một làn sóng hứng thú với văn hóa nước Ba Tư được lan rộng khi sứ giả Ba Tư được cử đến giao lưu với các nước Nga, Đức, Tây Ban Nha. Giới quý tộc phương Tây bắt đầu thấy có hứng thú với giày cao gót và xem nó như biểu tượng cho quyền lực và địa vị.

Giày cao gót - một thời biểu trưng cho đẳng cấp nam giới

Từ những đôi giày với gót cao khá khiêm tốn, giày cao gót bắt đầu bước chuyển mình, trở nên cao chót vót sau khi du nhập sang phương Tây. Các quý tộc muốn tăng chiều cao của giày để phân biệt với tầng lớp thấp hơn trong xã hội. Dù mang giày cao chót vót không hề mang lại sự dễ chịu nhưng với họ thì điều này minh chứng rằng: Họ là những người giàu sang, không cần làm việc cực khổ như tầng lớp thường dân nên mới có thể mang những đôi giày xa xỉ như thế.

Người tiên phong trong công cuộc cách tân giày cao gót xa hóa chính là vua Louis XIV của nước Pháp vì nhà vua chỉ cao 1,63 mét. Giày của nhà vua cao đến 10cm, luôn được trang trí cầu kỳ, trang trọng.

thời trang, lịch sử giày cao gót

Giày cao gót lại tiếp tục có bước chuyển mình là khi xuất hiện trong lễ cưới của hoàng hậu Pháp Catherine de Medici. Nữ hoàng đã mang giày cao gót trong đám cưới của mình vì không muốn xuất hiện với chiều cao khiêm tốn. Đây cũng là cột mốc rất quan trọng trong lịch sử của giày cao gót.

thời trang, lịch sử giày cao gót

Xu hướng đi giày cao gót cứ thế phát triển ở tầng lớp quý tộc ở Châu Âu. Đến đầu thế kỉ XVII, giày cao gót trở thành tuyên ngôn của người giàu có trong xã hội.

Từ một thời lãng quên cho đến trở thành niềm say mê của một nửa thế giới

Sau một thời gian dài trở thành biểu tượng cho nam giới, sang thế kỉ XVIII, người ta bắt đầu quan niệm lại, cho rằng giày cao gót là phụ kiện màu mè, lòe loẹt. Năm 1740 đánh dấu một cột mốc lịch sử khi cánh mày râu ngừng hẳn việc mang giày này.

Đã có một thời gian, giày cao gót bị cấm sử dụng vì được xem là biểu tượng mê hoặc, ma quái. Suốt những thế kỉ XIX và những năm đầu XX, những đôi giày cao gót từng là biểu trưng cho sự vương giả, đẳng cấp một thời lại bị rơi vào quên lãng. Đàn ông không còn sử dụng chúng, phụ nữ cũng chẳng mang vì giai đoạn này trang phục họ gắn liền với những chiếc váy dài, chẳng ai quá để tâm đến việc đằng sau lớp váy ấy, người phụ nữ mang gì.

Chỉ đến những năm 20 của thế kỉ XX, thời trang Flapper dành cho phụ nữ trẻ, yêu lối sống tự do đã bắt đầu xuất hiện. Phong cách Flapper với lối trang điểm đậm, phụ nữ để tóc bob, mang váy ngắn đã kích thích sự phát triển của ngành sản xuất giày cao gót. Loại phụ kiện này bắt đầu trở nên phổ biến, trở thành mặt hàng thời trang quen thuộc cho tầng lớp trung lưu. Lúc này, giày cao gót cao từ 2 - 3 cm.

Trong các thập niên tiếp theo, giày cao gót dần có những sự thay đổi một cách nhanh chóng và vượt bậc. Những năm 1930, giày gót nhọn ra đời nhưng cho đến 20 năm sau đó mới bắt đầu phổ biến. Gót giày theo năm tháng cũng bắt đầu thon dài hơn, thon gọn dần phía trước.

thời trang, lịch sử giày cao gót

Đi cùng với kiểu dáng là sự thay đổi ngoạn mục về chất liệu của giày cao gót. Nhiều chất liệu như cao su, nhựa, vải tổng hợp lần lượt đưa vào ngành sản xuất giày cao gót. Đặc biệt nhất chính là chất liệu da, giày da với kiểu dáng đẹp , kỹ nghệ thủ công xa xỉ lại trở thành tuyệt phẩm thời trang.

thời trang, lịch sử giày cao gót

''Một đôi giày đẹp sẽ đưa ta đến những nơi đẹp…''

thời trang, lịch sử giày cao gót

Cũng không biết trong tương lai, giày cao gót sẽ có những thay đổi lịch sử gì nhưng nhìn lại hành trình đã qua, món phụ kiện này xứng đáng có trong tủ đồ của phái đẹp. Một cô gái có thể bị đau chân khi mang giày cao gót, thế nhưng cái họ nhận được là sự tự tin, là niềm kiêu hãnh của riêng mình. Giống như chiếc cà vạt của đàn ông đi cùng với bộ vest, một đôi giày đẹp khiến một nửa của thế giới trở nên đẹp hơn, tự tin hơn. Âm thanh được phát ra từ giày cao gót, đó là âm thanh của sự quyền lực khó có thể tìm thấy ở bất kỳ kiểu giày khác.


ADVERTISEMENT