share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Explore Lặn biển, chất men kỳ diệu của cuộc sống


ADVERTISEMENT

Chưa hài lòng với những điều thú vị trên mặt đất, có người luôn tìm kiếm những mới lạ ở trên cao hay sâu thẳm nơi đại dương bao la. Những bộ môn thách thức giới hạn bản thân như dù lượn, nhảy dù hay lặn biển luôn là những viên ngọc quý khiến nhiều người muốn chinh phục.Tất cả đều có một điểm chung là đòi hỏi người tham gia phải bước ra khỏi vùng an toàn, góp nhặt thêm những điều thú vị bổ sung vào “kho giải trí tinh thần” hiện tại, khiến cuộc sống không bao giờ cảm thấy nhàm chán. 

Người ta nói đúng, cái gì càng mới lạ thì lại càng thu hút. Nó như là một chất men kỳ diệu của cuộc sống. Lặn biển cũng vậy!

Trong những năm đầu thập niên 90, Việt Nam chưa có bộ môn lặn giải trí. Khi Việt Nam lần đầu tiên mở cửa phổ biến cho công chúng vào năm 1996, hình ảnh thợ lặn với bình dưỡng khí (scuba diving) là một sự tò mò lớn cho những ai hiếu kỳ. 

Là bộ môn kén người chơi và đòi hỏi nhiều kỹ thuật bởi muốn tham gia và theo đuổi lặn biển, bạn phải vượt qua rất nhiều rào cản như chịu lạnh giỏi, không biết bơi, nhát nước hay say sóng. Nhưng chỉ cần luôn bình tĩnh để xử lý với cái “đầu lạnh”, làm chủ nhịp thở và có tí “máu liều” thì tất cả chả nhằm nhò gì.

Anh Nguyễn Văn Đức một trong những người đầu tiên mang bộ môn lặn đến Việt Nam 

Sinh ra và lớn lên ở vùng biển Nha Trang xinh đẹp, anh Nguyễn Văn Đức may mắn được trải nghiệm lặn biển lần đầu tiên khi còn là sinh năm nhất Đại học Thủy sản Nha Trang. Đoán trước được sức hút tiềm năng của bộ môn này cho ngành du lịch của quê hương, anh và một số người bạn đã tìm hiểu một cách bài bản, trang bị tinh thần và sức khỏe để tham gia và theo đến cùng. Với chung một mong muốn: Mang bộ môn lặn biển đến với mọi người

“Nhiều lúc ở dưới nước bị ho, buồn nôn, họng khô rát vì hít khí khô, phải thở qua miệng thay vì mũi, nhưng mình vẫn cố gắng để xử lý. Cuối cùng mình cũng thành thạo hết các kỹ năng, biết dùng phổi để điều khiển độ chìm, nổi của cơ thể, chứ không nổi lềnh phềnh như trước đây, rồi tung tăng lặn ngắm cá và san hô. Ban đầu ai cũng phải vậy nhưng sau khi quen rồi thì enjoy bội phần”, anh Đức chia sẻ.

Anh Nguyễn Văn Đức và học viên tham gia khóa lặn của trung tâm

Sự mênh mông của đại dương và sự đa dạng của sinh vật biển khiến mỗi lần xuống nước là mỗi lần bước vào thế giới khác: Thoát khỏi trọng lực trái đất và lơ lửng trong nước. Những điều này khiến anh cảm thấy yêu biển và yêu lặn khi nào không hay. Trong bốn năm Đại học, Anh vừa học vừa làm, tiết kiệm nhất có thể để tham gia khóa học hướng dẫn viên lặn. Với niềm đam mê nghiêm túc, năm 2006, Anh lấy bằng hướng dẫn viên chuyên nghiệp quốc tế (Padi Divemaster). Bốn năm sau, cầm trên tay là tấm bằng Huấn luyện viên lặn quốc tế (Padi Instructor) mà ít ai có được tại thời điểm đó. 

Hiện tại, Anh đang là một trong 20 Huấn luyện viên của Việt Nam đạt chuẩn PADI (Hiệp hội những huấn luyện viên lặn biển chuyên nghiệp của Úc quản lý), mang đến cơ hội khám phá đại dương cho mọi người trên khắp Việt Nam, từ Bắc chí Nam. 

Những học viên lặn biển của anh Đức khoe thành quả sau khóa học

Nhiều người biết đến anh Đức không chỉ qua những lớp học lặn biển mà còn qua những bức ảnh chụp dưới nước đẹp lung linh và tràn đầy sức sống. Cứ mỗi chuyến đi dưới nước, anh cùng nhóm bạn đều chụp lại những sinh vật biển nhiều màu sắc và chia sẻ nó trên Facebook cá nhân để mọi người cùng chiêm ngưỡng. Những bức ảnh mang vẻ đẹp độc đáo và phong phú của biển cả được cộng đồng bạn trẻ rất yêu thích và liên tục chia sẻ rộng rãi. 

Cặp đôi hoàn hảo - Sâu biển và Tôm. Tôm hưởng nguồn thức ăn phù du từ thân sâu biển và ngược lại sâu biển cũng được vệ sinh sạch sẽ bởi anh bạn tôm thân thiện.

Bông của dòng san hô nhánh

Em Tôm bé nhỏ sống trên mình Sao Biển

Cua Hải Quỳ

Cá Bống Tượng - Goby fish

Nếu chưa từng gặp thì có lẽ chúng ta khó có thể nhận ra đây là một con cá. Yes, it is. Đây là loài cá ma Ornate Ghost Pipefish với chiều dài thân mình tầm 5cm, màu sắc sặc sỡ, luôn trong tư thế trồng cây chuối và rất hiếm gặp trong tự nhiên.

Chú Sâu biển thân mềm rúc đầu vào hang đá. Nudibranchs - Chromodoris geminus - Twin magnificent slug - Sea slug

Chú Cá Bống Tượng mang buồng trứng các con - Goby fish  

Chú Tôm bé nhỏ

Búp san hô mềm

Cỏ biển sống trên nhánh san hô - Feather Star

Một trong những con Cá Cóc - Frog fish to nhất mà anh từng thấy (ngang 15cm, dài 30cm)

Hoa cỏ biển

Cặp cá Trực Thăng - Sea moth

Bông cỏ biển - Feather Star

Tổ trứng của một loài sâu biển trông như "Đóa hồng của Đại Dương" 

Cá Mao Tiên

Cá bọ cạp - Scorpion fish

Tôm tít

Tuyệt vời nhất có vẻ là chuyến “Du xuân cùng những Người Bạn và Đại Dương” vào mồng 4 Tết vừa rồi ở hòn Mun. Đây là những chủ nhà mà anh “đạp đất lấy hên" đầu năm:

Đôi Bạn Cua Hải Quỳ - Anemone Crab

Cá Bống Lụa - Banded Blenny fish

Chú Cá Chình Miệng Trắng - White Mouth Moray Eel

Chú Sâu Biển sặc sỡ kỳ lạ - Nudibranch

Gia Đình Cá Hề - Skunk Clownfish

Đôi Bạn Sâu Biển - Hypselodoris Bullockii, Nudibranch

Sứa - Jelly fish

Cá Bống Tượng sống trên tán san hô mềm - Goby fish

Cá trực thăng

Cá Mao Tiên đáy cát với gương mặt sắp quạo - Gurnard Lion fish

Cá diều hâu 

Cá bọ cạp mặt quỷ - Devil scorpion fish

Không chỉ được thấy những rạn san hô đủ màu sắc rực rỡ, anh Đức còn tận mắt chứng kiến những rạn san hô chết trắng bởi tình trạng biến đổi khí hậu, môi trường ô nhiễm và cả những bao nilon, chai nhựa, bã thuốc lá nằm dưới đáy biển. Trong những chia sẻ của mình trên mạng xã hội, anh cũng thường xuyên kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường biển bằng những hành động thiết thực nhất. Vào mỗi thứ 6 hằng tuần, nhóm của anh tổ chức những buổi lặn miễn phí cho các học viên, những người có cùng mục tiêu bảo vệ môi trường. Cả nhóm cùng nhau đi nhặt rác, làm sạch biển với một tinh thần trách nhiệm cao.


ADVERTISEMENT