Environmental Movement Nguyên tắc “vàng” giúp bạn lựa chọn trang phục bền vững
Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2021, ngành thời trang và chuỗi cung ứng của ngành là tác nhân gây ô nhiễm lớn thứ ba thế giới, với gần 10% lượng khí thải nhà kính thải ra môi trường hàng năm, nhiều hơn lượng khí thải do ngành hàng không và vận tải biển cộng lại. Thực tế này không thể được giải quyết ngày một ngày hai.
Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững vì thế trở thành trọng tâm phát triển của rất nhiều lĩnh vực hàng xa xỉ, trong đó có thời trang. Trong khi hàng loạt thương hiệu danh tiếng đang từng bước đưa ra những giải pháp về cung ứng, vật liệu hay thiết kế để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, nhận thức và ý thức của người tiêu dùng thời trang cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để thúc đẩy quá trình “xanh hoá” này.
Stella Mccartney
Một trong những yếu tố chính giúp bạn đưa ra quyết định lựa chọn trang phục bền vững từ các thương hiệu cao cấp đặc biệt với mức giá lớn, chính là chất liệu của trang phục. Những vật liệu này phải đảm bảo độ bền, nguồn nguyên liệu sạch, loại vải được chứng nhận thân thiện với môi trường. Hiện nay, các tiêu chuẩn như GOTS (Tiêu chuẩn Dệt may Hữu cơ Toàn cầu) hay chứng nhận OEKO-TEX đều được các thương hiệu gắn trên mác các sản phẩm của mình để đảm bảo những mặt hàng này tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và không chứa bất kỳ hoá chất nguy hại nào.
Adolfo Dominguez
Ngoài ra, việc thấu hiểu về chất liệu thời trang cũng là chìa khóa giúp bạn mua sắm thông minh và xanh hơn. Những vật liệu thời trang được nhiều tổ chức uy tín công nhận là bền vững và đặc biệt thân thiện với môi trường đến từ hai nguồn chính: tự nhiên và tái chế.
Bông hữu cơ (cotton)
Vải cotton đến từ sợi bông hữu cơ, là hạt giống không biến đổi gen, với kỹ thuật canh tác khá truyền thống và đòi hỏi ít sử dụng nước. Sợi vải cotton hữu cơ có đặc tính mềm mịn, bền hơn nhiều loại vải khác và có tính ứng dụng cao.
POMP
MATE THE LABEL
Vải gai dầu (hemp)
Sợi gai dầu có nguồn gốc từ loại cây cùng tên, thậm chí sử dụng ít nước hơn bông và phát triển nhanh chóng. Loại cây này cũng giúp tái tạo dưỡng chất trong đất. Đây được coi là chất liệu thân thiện với môi trường nhất của ngành dệt may, và có sức bền tốt. Sợi gai dầu thường được sử dụng kết hợp với vải cotton cho sản phẩm quần jean.
Levi's
Levi's
Tencel
Sợi vải tự nhiên có nguồn gốc từ cây bạch đàn, cây sồi và cây vân sam. Loại vải này có đặc tính mịn và nhẹ, thoáng khí tốt, giúp kiểm soát độ ẩm nên thường được sử dụng cho các thiết kế trang phục thể thao, đồ lót và trang phục thường ngày.
LA Relaxed
EVERLANE
Vải tre
Đúng với tên gọi, vải tre được làm từ sợi cây tre, trải qua quá trình xử lý nghiêm ngặt để không tác động đến môi trường. Loại vải này có độ rủ tốt, thoáng khí và nhanh khô giống với vải lụa.
Laura Strambi
Polyester tái chế
Polyester tái chế được làm từ rác thải nhựa sau khi tiêu dùng, như chai nước bỏ đi và vải vụn. Quá trình xử lý để có được loại vải này gồm việc làm sạch và phân hủy nhựa thành những viên nhỏ, sau đó được nấu chảy và kéo thành sợi mới. Sợi vải polyester tái chế vẫn giữ được độ bền và tính linh hoạt của polyester truyền thống nhưng lại là một trong những biện pháp linh hoạt nhất để trực tiếp tái tạo vật liệu nhựa.
Rival Wear
Da nấm (Mycelium)
Vải da này được làm từ một dạng nấm, thay vì da động vật. Kỹ thuật chế tạo da nấm hiện nay đang là một trong những sáng kiến được nhiều thương hiệu thời trang cao cấp ứng dụng nhất để thay đổi quan niệm xưa cũ về chất liệu da truyền thống.
Hermes
Hermes
Pinatex
Pinatex cũng là một vật liệu giả da có nguồn gốc từ sợi lá dứa và được ứng dụng rộng rãi trong phụ kiện cũng như giày dép.
Hugo Boss