share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

The Art Corner Sado – Nghệ thuật trà đạo của người Nhật


ADVERTISEMENT

Sado (hay Chado) có nghĩa là “Trà đạo”, một tên gọi chung cho các nghệ thuật thưởng trà ở Nhật. Trong đó, người chủ trì sẽ pha trà theo nghi thức truyền thống để phục vụ khách. Loại trà được sử dụng chủ yếu là Matcha (抹茶) - dạng bột mịn được xay từ lá trà xanh. Khi pha với nước nóng và dùng chổi Chasen đánh nhanh, sẽ tạo ra lớp bọt mỏng nhẹ.

Tuy chỉ là một tách trà, nhưng Sado chính là một nhánh nhỏ thuộc tinh thần Omotenashi đặc trưng của người Nhật, nghĩa là:

“Hết lòng chăm sóc người khác, mà không cần sự đền đáp”.

Sado, trà đạo, nghệ thuật trà đạo, văn hóa Nhật Bản, Nhật Bản

Nguồn gốc và lịch sử của Sado

Tương truyền dưới thời nhà Đường, có vị cao tăng người Nhật xa xứ sang Trung Hoa học đạo, khi về đã mang theo ít hạt trà để trồng trong sân chùa. Theo năm tháng, ông cũng sáng tác cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” - ghi lại toàn bộ những chiêm nghiệm liên quan đến nghệ thuật thưởng trà.

Xuất phát từ sự thư giãn đặc biệt, dần dần, người Nhật kết hợp việc thưởng trà với tinh thần Thiền và tạo thành nét văn hóa đặc sắc, mang tên Sado như hiện nay. Có 3 trường phái Sado chính: “Omotesenke”, “Urasenke” và “Mushakōjisenke”.

Urasenke: Đây là trường phái trà đạo đầu tiên tại Nhật và thu hút nhiều người nghiên cứu nhất, đặc biệt là phụ nữ. Trà Urasenke độc ​​đáo nhờ hương vị êm dịu. Khi đánh trà, các nghệ nhân thường dùng nhiều động tác hoa mỹ, và tạo bọt để chén trà trông đẹp mắt hơn.

Sado, trà đạo, nghệ thuật trà đạo, văn hóa Nhật Bản, Nhật Bản

Omotesenke: Omotesenke đặt nặng các nghi thức truyền thống. Do đó, động tác pha trà của họ rất khiêm tốn, và thường không tạo bọt. Hương vị trà sẽ đậm hơn.

Mushakōjisenke: Trường phái này cũng rất khiêm tốn, từ động tác, đến cách trang trí phòng trà. Những nghệ nhân Mushakōjisenke coi trọng việc dành thời gian để thưởng thức trà nên người ta không dùng cách gọi trang trọng là “trà đạo” mà gọi là “Chanoyu” (茶の湯), tạm dịch là buổi tiệc trà vui vẻ.

Sado, trà đạo, nghệ thuật trà đạo, văn hóa Nhật Bản, Nhật Bản

Tinh thần trà đạo

Hòa, Kính, Thanh, Tịch (和 - 敬 - 清 - 寂) là bốn nguyên tắc chính của Sado, được thành lập kể từ thế kỷ XVI, bởi một vị trà sư tên là Sen Rikyu. Những giá trị này giàu hàm ý và được khuyến khích thực hành ngay cả trong cuộc sống hàng ngày.

  • Wa - Hòa thuận: Sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, giữa hình thức bên ngoài và cảm xúc bên trong, giữa trà nhân và các đạo cụ.
  • Kei - Tôn trọng: Thực khách và người chủ trì đối xử bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau xuất phát từ tấm lòng chân thật, cũng như tôn trọng quy trình và buổi lễ.
  • Sei - Sự thuần khiết: Đề cập đến tính sạch sẽ và ngăn nắp, đồng thời, ngụ ý trạng thái tinh khiết, ổn định, cân bằng bên trong tâm trí, sau khi được thanh lọc.
  • Jaku - Sự tĩnh lặng: Chỉ trạng thái tĩnh tâm, không suy nghĩ hay lo lắng - là trạng thái cao nhất mà trà đạo theo đuổi, nên đòi hỏi mức độ kỷ luật cao trong và ngoài lúc thực hành.

Sado, trà đạo, nghệ thuật trà đạo, văn hóa Nhật Bản, Nhật Bản

Đạo cụ pha trà

Nghi thức pha trà và thưởng trà trọn vẹn không thể thiếu những dụng cụ sau:

  • Cha-ire: Hộp trà có nắp, thường được làm bằng gốm và trang trí họa tiết gần gũi (như hoa, lá, tre, trúc...) nhưng cũng mang tính thẩm mĩ cao.
  • Chasen: Dụng cụ khuấy trà làm từ tre, dùng để đánh tan trà trong nước sôi. Tuy nhiên, nó khá mỏng manh nên cần phải sử dụng nhẹ nhàng và thay thường xuyên.
  • Chakin: Khăn lau chén được làm từ vải mùng màu trắng, sử dụng khi pha trà, hoặc thực khách lau mép của tách trà mỗi lúc nhấp xong một ngụm.
  • Chawan: Chén hoặc bát uống trà là yếu tố quan trọng nhất trong trà đạo. Người Nhật chọn bát nông vào mùa hè để trà nhanh nguội, và bát sâu hơn vào mùa đông để giữ ấm hương vị trà được lâu. Ngay cả những chiếc chén sứt mẻ, không đều, bị lỗi cũng được đánh giá cao, vì nó thể hiện lý tưởng của trà đạo - “tìm kiếm sự hoàn hảo trong những điều không hoàn hảo”.
  • Chasaku: Muỗng trà làm từ tre hoặc sứ, với một đầu được uốn cong nhằm giúp nghệ nhân dễ múc trà từ hộp cho vào cốc.

Sado, trà đạo, nghệ thuật trà đạo, văn hóa Nhật Bản, Nhật Bản

Những món ăn kèm khi thưởng trà

Wagashi là tên gọi chung cho các loại bánh kẹo truyền thống của Nhật Bản, chuyên được phục vụ như món ăn nhẹ trong các buổi tiệc trà. Chúng chủ yếu có nguồn gốc thực vật. Dưới đây là 3 loại Wagashi được yêu thích nhất:

  • Daifuku - bánh gạo: loại bánh mochi nhỏ, tròn, hoặc bánh gạo dẻo nhồi nhân ngọt (phổ biến nhất là đậu đỏ), nhưng cũng có thể lựa chọn các phiên bản Daifuku nhân kem dâu tây, cà phê...
  • Dorayaki - bánh rán cổ truyền Nhật Bản: món ăn yêu thích của mèo máy “Doraemon” gồm hai lớp vỏ bánh tròn dẹt, được phết mật ong và nướng lên, với phần nhân đậu đỏ đặc trưng.
  • Taiyaki - bánh cá: hay còn gọi là “cá biển nướng”, thực tế, không chứa bất kỳ thành phần làm từ thịt cá nào. Nó chỉ là chiếc bánh hình con cá, với hương vị tương tự như bánh quế/bánh kếp và bên trong là phần nhân ngọt (khoai lang, sữa trứng, đậu đỏ...)

Sado, trà đạo, nghệ thuật trà đạo, văn hóa Nhật Bản, Nhật Bản

Sado không chỉ là nghệ thuật thưởng trà, mà còn là phương pháp thư giãn, giải tỏa áp lực giữa nhịp sống đô thị vội vã như hiện nay. “Một người không bao giờ uống trà sẽ không thể cảm nhận nổi sự thật và cái đẹp” (Ngạn ngữ Nhật Bản).

>> Xem thêm: Trên những nẻo đường xứ Nhật


ADVERTISEMENT