share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Environmental Movement Trận chiến tại Singapore với tâm lý "nghiện" dùng nhựa một lần


ADVERTISEMENT

Từ xa xưa, người Singapore đã dùng giấy báo và lá cọ để bọc thức ăn mua từ các sạp hàng rong hay các cửa hàng tạp hóa và mang về nhà trong giỏ đan bằng tre. Ngày nay, trung bình một người sử dụng 13 túi nhựa/ngày thay cho những vật dụng tự nhiên đó. Với sự xuất hiện của bao bì nhựa, người dân dường như đã quên đi cách làm cũ, mọi thứ dần dần được thay thế bằng nhựa tiện lợi, khiến bãi rác chôn duy nhất của Singapore -  đảo Semakau, dự kiến ​​sẽ đầy vào năm 2035.

Rau củ được bọc trong các bọc bằng lá chuối (Nguồn ảnh: mothership.sg)

Trước tiên, Singapore không phải bỗng nhiên mà sạch hay đi đầu trong những vấn đề về môi trường. Là đất nước sạch sẽ hàng đầu thế giới, nhưng ít ai biết rằng, quốc đảo sư tử vẫn đau đầu vì vấn đề rác thải.

Năm 1979, Singapore trở thành quốc gia tiên phong trong quy trình biến rác thải thành năng lượng - "Waste to Energy" khi xây dựng nhà máy đốt rác đầu tiên, xử lý 90% rác thải và biến nó thành năng lượng điện. Quy trình công nghệ này khiến cả thế giới đều muốn học hỏi. Singapore hiện có 4 nhà máy như vậy, mỗi nhà máy đốt hơn 1.000 tấn rác mỗi ngày. Tuy nhiên, vẫn còn 10% rác (hầu hết là nhựa, kim loại) không đốt được do độc hại vẫn trơ lì ra đó, được đẩy sang một biện pháp xử lý khác - Đảo rác nhân tạo Semakau.

Đảo rác nhân tạo Semakau có thể chứa 63 tỷ m3 rác, không có mùi hôi thối. Nước trong lành nên
san hô vẫn phát triển, động vật hoang dã vẫn sinh sống và rừng xanh phủ kín. Nhiều du khách còn đến đây để tham quan và lựa chọn làm điểm chụp ảnh cưới

Một số người cho rằng hộp nhựa tốt hơn cho môi trường vì không cần phải mất công chùi rửa, phù hợp với một đất nước có nguồn nước khan hiếm như Singapore. “Người ta lấy lý do thuận tiện và sự thiếu hiểu biết để biện minh cho vấn đề rác thải nhựa", Dawn Chen, người sáng lập Your Sustainable Store - cửa hàng bán các sản phẩm bền vững chia sẻ. 

Eco-Business đã ghé thăm chuỗi cửa hàng bánh mì BreadTalk vào tháng trước và quan sát thấy một khách hàng sử dụng 9 túi nhựa chỉ để mua sáu chiếc bánh: mỗi chiếc bánh được đóng gói trong một túi riêng và ba túi lớn hơn để mang tất cả. Giả sử mỗi khách hàng sử dụng số lượng bao bì tương tự cho một lần mua, cửa hàng này sẽ sử dụng 5.400 túi nhựa mỗi ngày, tương đương 2 triệu túi mỗi năm. Với hơn 1.000 cửa hàng, bạn có thể nhân lên được con số mà BreadTalk đóng góp vào lượng bao bì lưu thông ở Singapore. 

GÁNH NẶNG BAO BÌ NHỰA CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIAO ĐỒ ĂN TRỰC TUYẾN

Theo nghiên cứu, “người đóng góp” nhanh nhất chất thải nhựa của Singapore là các công ty giao đồ ăn trực tuyến, dự đoán sẽ tăng gấp ba vào năm 2020.

Cái tên được gọi lên đầu tiên là siêu thị trực tuyến RedMart - một trong những người chơi lớn tại Singapore. Công ty đóng gói riêng các loại mặt hàng để tránh bị bay mùi trong quá trình lưu trữ và vận chuyển. Mặc dù RedMart đề nghị lấy lại và tái chế túi nhựa và hộp sau khi giao hàng cho khách và bắt đầu chuyển qua sử dụng túi phân hủy sinh học, nhưng số lượng nhựa hiện tại của công ty đã vượt qua con số 160 tấn (dữ liệu năm 2017, Eco-Business).

Vào tháng 12 năm ngoái, ứng dụng gọi đồ ăn trực tuyến Foodpanda cũng đã đưa ra tùy chọn muỗng đũa nhựa khi đặt đồ ăn trên ứng dụng, 30 nhà hàng đã tham gia, tiết kiệm được 10% (khoảng 60.000 bộ muỗng đũa) mỗi tháng. 

NGƯỜI SINGAPORE NÓI GÌ VỀ LỐI SỐNG KHÔNG TÚI NHỰA 

Chúng ta cần có thời gian cho việc này, từng bước từng bước một cho đến khi trở thành thói quen. Một số cửa hàng ngạc nhiên khi tôi mang theo hộp đựng riêng của mình. Khi mua sắm, lúc nào tôi cũng phải chủ động dặn nhân viên thu ngân vì họ rất ít khi hỏi khách có cần túi không? - Ng Xin Yi, Nhân viên thiết kế

Việc không sử dụng hộp nhựa khiến cháu phải mất nhiều thời gian chuẩn bị hơn vì phải mang theo bộ dụng cụ ăn uống riêng. Thường thì người ta không muốn mất nhiều công đoạn như vậy hoặc không nghĩ rằng tiêu thụ nhựa là một vấn đề nghiêm trọng của xã hội. - Nina Braum-Bharti, Học sinh lớp 5.

Tôi luôn từ chối lấy các túi nhựa khi đi mua hàng. Điều này thường gặp phải sự ngạc nhiên của nhân viên bán hàng, nặng hơn là sự chế giễu, hoặc đôi khi thậm chí là một nụ cười nhếch mép. - Tula Goodwin, Giám đốc truyền thông

Khách phải mang những hàng hóa này về nhà trên một chặng đường xa, và hầu hết người Singapore đi bộ nên việc bọc trong các bao nhựa chắc chắn là điều cần thiết.  - Patrick d’Huart, Quản lý khu vực

NỖ LỰC KHÔNG NGỪNG NGHỈ CỦA CÁC TỔ CHỨC XANH

Các nhóm vì môi trường từ lâu đã vận động cho việc áp dụng thuế hoặc cấm sử dụng túi nhựa, động thái này đã giúp cắt giảm thành công ô nhiễm nhựa ở 40 quốc gia, bao gồm Malaysia, Hồng Kông, Trung Quốc và Ấn Độ. Một cuộc khảo sát của World Wide Fund for Nature (WWF) vào tháng 3/2019 cho thấy 74% người Singapore sẽ ủng hộ biện pháp này.

NEA đặt thùng rác phân loại tại mỗi khu tòa nhà nằm để nhằm nâng tỷ lệ tái chế chung của Singapore lên 70% vào năm 2030. (Nguồn ảnh: Chew Seng Kim)

Chiến dịch “BYO - Bring Your Own" của Zero Waste SG đã tạo nên làn sóng ủng hộ không chỉ ở Singapore mà còn lan rộng đến các nước Đông Nam Á, kêu gọi khách hàng mang bộ dụng cụ ăn uống hay túi xách của họ đến các cửa hàng thực phẩm để được giảm giá và miễn phí một số món hàng.

Bốn bước đơn giản Zero Waste khuyến khích người dân thực hiện thành thói quen.
(Nguồn ảnh: Zero Waste Singapore)

Người dân tích cực hưởng ứng chiến dịch BYO. (Nguồn ảnh: Zero Waste Singapore)

Người dân tích cực hưởng ứng chiến dịch BYO. (Nguồn ảnh: Zero Waste Singapore)

Foreward Coffee là một trong số 430 cửa hàng đầu tiên tham gia chiến dịch của Zero Waste. Nằm trong khuôn viên của Đại học Quốc gia Singapore, quán giảm giá 10% cho những sinh viên mang theo cốc riêng. “Những sinh viên ở đây thường nói đùa với nhau mỗi khi ai đó quên mang theo cốc. Họ còn xin lỗi chúng tôi nữa”, Lim Wei Jie, đồng sáng lập của cà phê Foreward chia sẻ. Giảm được chi phí cốc nhựa cho phép quán đầu tư ống hút tái sử dụng và ống hút kim loại. Nhưng Lim thừa nhận: “Foreward rất may mắn khi có khách hàng học sinh và giáo sư, những người nói chung có ý thức về môi trường”.

Phương pháp tiếp cận tương tự lại không suôn sẻ là mấy đối với chuỗi chăm sóc sức khỏe Rehab Mart Homecare, nỗ lực khuyến khích khách hàng tự mang túi của họ đã thất bại hoàn toàn do sự thờ ơ của cả nhân viên và khách hàng. “Chúng tôi chưa tiết kiệm được túi nào cả”, giám đốc điều hành ông Chang Nam Yuen nói một cách buồn bã. “Chỉ có luật mới có thể thực hiện được việc này. Không có quốc gia nào trên thế giới từng thành công trong việc giảm sử dụng túi nhựa mà không đưa ra luật. Tôi không nghĩ Singapore có thể thành công bằng cách sử dụng giáo dục công cộng”, anh nói.

Chuỗi xà lách SaladStop! đã đưa ra một khoản phí 10 xu cho túi nhựa, khoản phí này sẽ được quyên góp cho tổ chức từ thiện phúc lợi động vật Acres. Tính đến tháng 3 năm nay, SaladStop! đã bán 13.149 túi nhựa và giảm được 30% lượng tiêu thụ hàng tháng.

Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh truyền thống KFC ở Singapore cũng loại bỏ ống hút nhựa và nắp đậy từ các nhà hàng của mình, động thái này giúp tiết kiệm 17,8 tấn nhựa/năm. 

Những thùng rác ở Singapore được phân loại theo màu sắc: vàng, đỏ và xanh. màu vàng là cho lon nhôm, màu đỏ là chai thủy tinh và nhựa và màu xanh cho chất liệu giấy
. (Nguồn ảnh: thinkgreenthinkclean)

NHỮNG RÀO CẢN

Chi phí và tính tiện lợi: Theo thống kê, chi phí sử dụng nhựa một lần rẻ hơn so với việc làm sạch bát đĩa, chưa kể nó tiện lợi hơn rất nhiều nữa. Chi phí để chế tạo túi nhựa phân hủy sinh học cũng cao hơn khoảng 15-20% so với túi thông thường. 

Yếu tố vệ sinh: Mặc dù chiến dịch khuyến khích mang hộp riêng của Zero Waste đang diễn ra thuận lợi trên khắp đất nước. Khee - một công dân Singapore chia sẻ, cô phải “dùng đi dùng lại” cả ngày một cốc 750ml để uống lạnh, một ly khác cho cà phê, hai bộ dụng cụ ăn uống, một chiếc khăn, một hộp ăn trưa và mang nó theo bên mình mọi lúc mọi nơi.

Năm 2035, Semakau sẽ không còn chỗ chứa hoặc có thể sớm hơn là câu chuyện “biết rồi, nói mãi", giảm khối lượng rác thải nhựa cũng như làm sao để mỗi người dân tiệm cận lối sống "zero waste" là vấn đề cấp bách. Hơn nữa, việc Trung Quốc ngừng nhập khẩu rác vào cuối năm ngoái sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho Singapore tăng hiệu quả của ngành công nghiệp tái chế và thúc đẩy đổi mới trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, cho đến nay, rất ít các nhà bán lẻ hàng đầu tại Singapore lo lắng về vấn đề này. Khách hàng thì còn quá hài lòng với việc tiêu dùng bao bì nhựa. Đất nước này vốn đã nổi tiếng về quy định xử phạt nghiêm đối với các hành vi xả rác bừa bãi, hy vọng trong tương lai, những điều luật về môi trường khắt khe hơn nữa sẽ được ban hành. 

 


ADVERTISEMENT