Nhà An Lão: Nét thơ trong kiến trúc
Tại sao cứ đến 30 tuổi người ta lại thích bỏ phố về rừng? Nhìn kiến trúc nhà An Lão chắc bạn sẽ cảm nhận được một phần câu trả lời và có thêm động lực phấn đấu để có cuộc sống nhàn nhã khi về già.
Thông tin công trình
Tên: Nhà An Lão
Đơn vị thiết kế: H.a workshop
Địa điểm: An Lão, Bình Định, Việt Nam
Hoàn thành: 2018
Ảnh: Quang Dam
Thi công: Thợ địa phương
Nhà An Lão nằm cạnh dòng sông An Lão thơ mộng, nhìn ra bãi bồi trải dài tận chân núi, bên những cánh đồng đậu, ruộng bắp, vườn dâu xanh mướt và con đường đất đỏ ngoằn ngoèo đẹp như tranh vẽ… Nhà An Lão lặng lẽ cùng thời gian, mang theo mơ ước của người con trai về một ngôi nhà "trăm năm không cũ", "không cũ" vì nó tràn ngập yêu thương và kí ức.
Trên mảnh đất in dấu bao kỷ niệm gia đình, nhà An Lão là món quà của người con trai dành tặng ba mẹ ở Bình Định, để từ đây, ngôi nhà là bến đỗ, là chốn trở về và là nơi quây quần, sum họp của những thành viên trong gia đình.
Những nét kiến trúc truyền thống được sử dụng như mái ngói, hàng hiên, sân trong,… không bị lỗi thời hay suy giảm giá trị theo thời gian. Chất liệu gỗ được sử dụng rất nhiều trong các thiết kế không chỉ mang dáng dấp miền quê dân dã mà còn mang lại cảm giác mát mẻ, ấm cúng. Công trình với một chút "biến tấu của kiến trúc truyền thống", những không gian mở giúp con người với thiên nhiên hòa quyện làm một.
Kiến trúc sư của công trình - Vương Trung Hữu (H.a workshop) cũng là người con của vùng đất Bình Định. Anh lớn lên tại miền quê yên bình. Có lẽ vậy mà những thiết kế của anh đã lột tả được hết nét đẹp quê hương, nhẹ nhàng và có chất gì đó rất "thơ".
Tận dụng lợi thế về tầm nhìn đẹp, các không gian đều có hai mặt thông thoáng, một mặt hướng về sân trong, mặt còn lại nhìn ra cánh đồng thơ mộng bên ngoài. Những ô cửa sổ rộng, các lớp kính trong suốt như mời mọc, rủ rê mang thiên nhiên lại gần gần hơn nữa. Nội thất bên trong đậm nét truyền thống nhưng cũng không kém phần tiện nghi hiện đại.
Khung cảnh đẹp như tranh vẽ của Nhà An Lão, bên những cánh đồng đậu, ruộng bắp, vườn dâu xanh mướt và con đường ngoằn ngoèo. Nhìn ở góc cao này có thể thấy căn nhà gồm có 4 khối nhà chính với dãy núi phía xa
Sân trong kết nối 4 khối nhà lại với nhau và cũng là khoảng thở mang nắng gió vào bên trong căn nhà
Những nét kiến trúc truyền thống được sử dụng như mái ngói, hàng hiên, sân trong… không bị lỗi thời hay suy giảm giá trị theo thời gian
Không gian phòng khách với tầm nhìn ra dãy núi phía xa. Tận dụng lợi thế về tầm nhìn đẹp, các không gian đều có hai mặt thông thoáng, một mặt hướng về sân trong, mặt còn lại nhìn ra cánh đồng thơ mộng bên ngoài.
Những ô cửa sổ rộng, các lớp kính trong suốt ở phòng khách như mời mọc, rủ rê mang thiên nhiên lại gần gần hơn nữa
Một góc thư giãn với sân vườn "mini" ngập tràn cây xanh và "view" đồi núi. Ô nhỏ hình tròn phía trên tượng trưng cho trăng ngày rằm
Phòng sinh hoạt chung gồm phòng bếp, bàn ăn và khu vực xem TV. Đây là nơi các thành viên thường xuyên quây quần, sum họp trong những bữa cơm gia đình. Từ đây có cầu thang để đi lên khu vực sinh hoạt phía trên lầu
Chất liệu gỗ được sử dụng rất nhiều trong các thiết kế không chỉ mang dáng dấp miền quê dân dã mà còn mang lại cảm giác mát mẻ, ấm cúng
Phòng ngủ chính với góc nhìn ra dòng sông bãi dâu phía xa
Hành lang hình cổng vòm. Từ hành lang phía trên lầu nhìn về sân trong, với mái ngói phảng phất một chút "biến tấu của kiến trúc truyền thống"
Sân trong lung linh vào buổi tối
Phòng vệ sinh trên lầu với nội thất đậm nét truyền thống nhưng cũng không kém phần tiện nghi hiện đại
Mặt sau của căn nhà