share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Tái sinh truyền thống qua thiết kế hiện đại tại ngôi nhà Wendy


ADVERTISEMENT

Ngôi nhà Wendy là một dự án độc đáo của Earthscape Studio. Đây là một công trình kiến trúc minh chứng cho sự tương tác nhạy bén giữa con người và thiên nhiên tại Kerala, Ấn Độ. Được thiết kế với triết lý "kiến trúc bản địa", Wendy House đã mang lại một giải pháp thiết thực và sáng tạo trong việc xây dựng không gian sống hài hòa với môi trường xung quanh, đồng thời tôn vinh các giá trị văn hóa địa phương và bền vững.

Một trong những thách thức lớn nhất của Earthscape Studio là làm sao để xây dựng một ngôi nhà nông trại rộng lớn trên khu đất tám mẫu Anh mà không ảnh hưởng đến sự phong phú của hệ thực vật. Thay vì áp đặt lên cảnh quan, đội ngũ kiến trúc sư đã chủ động tìm ra những điểm giao thoa giữa kiến trúc và tự nhiên. Sau khi xác định kỹ lưỡng vị trí để xây dựng ngôi nhà, họ vẽ nên một mạng lưới tự nhiên, dẫn dắt hình dạng của công trình theo sự sắp đặt ngẫu nhiên của các cây cổ thụ xung quanh. Cách tiếp cận này không chỉ giúp bảo tồn hệ sinh thái, đồng thời tạo ra một công trình vừa như ẩn mình, vừa nổi bật giữa thiên nhiên.

Khác với nhiều công trình hiện đại sử dụng bê tông và thép như vật liệu chủ đạo, Wendy House hướng đến việc thay thế các vật liệu công nghiệp bằng các vật liệu địa phương sẵn có. Đặc biệt, việc sử dụng gạch sithu kal – loại gạch nhỏ ba lớp từng phổ biến trong xây dựng mái nhà tại miền nam Ấn Độ – không chỉ mang lại nét truyền thống mà còn giúp bảo tồn nghề thủ công địa phương. Những viên gạch này không còn được sử dụng rộng rãi, khiến cộng đồng sản xuất đứng trước nguy cơ thất nghiệp. Bằng việc tái sử dụng gạch này trong thiết kế, Earthscape Studio không chỉ tạo nên một công trình bền vững mà còn giúp duy trì một phần bản sắc văn hóa địa phương, tái khẳng định vai trò của kiến trúc trong việc bảo tồn và phát triển cộng đồng.

Thiết kế của Wendy House không dừng lại ở yếu tố duy mỹ hay việc chọn lựa vật liệu bền vững, mà còn tập trung vào cách sắp xếp không gian sao cho phù hợp với địa hình và khí hậu. Cấu trúc vòm đôi – rộng 11m và cao 4m – được lựa chọn vừa vì tính thẩm mỹ, vừa vì khả năng chịu lực tốt và khả năng tối ưu hóa thông gió tự nhiên. Mái vòm cũng giúp điều hòa nhiệt độ bên trong ngôi nhà, giảm bớt sự phụ thuộc vào các hệ thống làm mát nhân tạo, đồng thời tận dụng ánh sáng tự nhiên từ mọi phía. 

Ở Wendy House, các kiến trúc sư đã khéo léo kết hợp không gian mở với những yếu tố đặc trưng của kiến trúc miền Nam Ấn Độ, chẳng hạn như padippura – lối cổng truyền thống tối giản, mang đến cảm giác giao thoa giữa không gian bên trong và ngoài. Cùng với đó, sân trong nhỏ giữa hai mái vòm giúp tạo điểm nhấn cho không gian và với công năng giúp thu gom nước mưa, giải pháp này mang tính bền vững cho khu vực thường xuyên đối mặt với vấn đề khan hiếm nước.

Một yếu tố khác góp phần tạo nên sự bền vững cho công trình là việc tái sử dụng vật liệu trong quá trình xây dựng. Các thanh gỗ sử dụng làm khung mái đã được tận dụng để chế tạo thành nội thất, giảm thiểu lãng phí và chi phí. Đây là một minh chứng cho sự chú trọng vào tính bền vững từ giai đoạn thi công đến khi hoàn thiện. Hơn nữa, lớp hoàn thiện của tường đất đổ, sử dụng bùn lấy từ khu đất, hòa hợp với cảnh quan và giúp giảm bớt lượng vật liệu xây dựng nhập từ bên ngoài, góp phần giảm tác động đến môi trường.

Từ góc độ xã hội, ngôi nhà Wendy là một công trình kiến trúc đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển nghề thủ công truyền thống. Earthscape Studio đã chủ động tìm cách khôi phục giá trị của các vật liệu từng bị lãng quên. Việc lựa chọn gạch sithu kal bên cạnh nhằm tái hiện lại phong cách kiến trúc cổ xưa còn với mục đích bảo tồn cộng đồng lao động - yếu tố thường bị bỏ quên trong các dự án kiến trúc hiện đại.

Mặc dù mang nhiều yếu tố truyền thống, Wendy House không bị ràng buộc bởi các nguyên tắc cứng nhắc. Ngược lại, Earthscape Studio đã khéo léo kết hợp những thử nghiệm hiện đại trong cấu trúc và thiết kế không gian. Cấu trúc vòm timbrel là một ví dụ rõ nét cho sự kết hợp này, mang lại tính thẩm mỹ cao đồng thời tạo ra những không gian mở rộng rãi, đón nhận ánh sáng tự nhiên và thông gió tối ưu.

Bằng cách sử dụng các phương pháp xây dựng bản địa kết hợp với những thử nghiệm hiện và sử dụng những vật liệu địa phương như ngói, đá tự nhiên và gỗ cũ đáp ứng được tính thẩm mỹ cho công trình mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với cảnh quan tự nhiên và lịch sử văn hóa. 

>>Xem thêm: Taiyuan Botanical Garden: Mô hình kiến trúc tương lai cho sự bền vững


ADVERTISEMENT