share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Phục hồi tuyến đường sắt răng cưa độc nhất Châu Á: Phan Rang - Đà Lạt


ADVERTISEMENT

Sau gần nửa thế kỷ bị bỏ hoang và trở thành phế tích, tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt đang được xúc tiến phục hồi và đưa vào hoạt động trở lại.

Tuyến đường sắt răng cưa độc nhất

Tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt dài 84km, nối liền “biển và hoa”, là đường sắt răng cưa duy nhất tại Châu Á. Đồng thời, đây là công trình đường sắt răng cưa cổ đại dài nhất và có độ dốc cao nhất trên thế giới.

Con đường sắt Phan Rang - Đà Lạt hội tụ được cả 3 yếu tố để làm nên một tuyến đường sắt nổi tiếng thế giới: được xây dựng trên địa thế mạo hiểm, điều kiện kỹ thuật cực khó và sở hữu phong cảnh ấn tượng.

Tuyến đường sắt có 16km đường răng cưa, vượt độ cao 1.500m trên mực nước biển với độ dốc thường xuyên 12%. Hành trình vượt qua 5 đoạn đường hầm, có hầm dài đến 600m và nhiều cầu xe lửa khác nữa.

Đầu mối của tuyến đường sắt là nhà ga Đà Lạt, được xây dựng và hoàn thành vào năm 1938. Một nhà ga sở hữu kiến trúc từ thời Pháp thuộc với ba phần mái hình chóp. Thiết kế xuất phát từ ý tưởng của hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Revéron, mô phỏng lại đỉnh núi Lang Biang.

Khi xưa, mỗi ngày sẽ có hai đôi tàu chạy tuyến Đà Lạt - Nha Trang, Đà Lạt - Sài Gòn với ba toa khách, một toa chứa hàng và ngược lại. Hành khách lúc nào cũng đông đúc, phần lớn sẽ là người Pháp và quan chức người Việt.

Tại sao lại gọi là "huyền thoại"?

Đà Lạt - Trại Mát - Đa Thọ (Trạm Bò) - Cầu Đất - Trạm Hành - D’ran - Sông Pha - Tân An - Tháp Chàm.

Các trạm của tuyến đường sắt răng cưa độc đáo này đã từng là một niềm tự hào cho ngành hỏa xa Việt Nam nói chung và là một di chỉ vàng son của Đà Lạt nói riêng.

Sở dĩ được gọi là "huyền thoại" vì tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt chính là một trong hai cung đường sắt răng cưa leo núi duy nhất trên thế giới. Cùng với Pinlatus-Banh tại Thụy Sĩ, tuyến tàu hoả Phan Rang - Đà Lạt đã ghi dấu ấn đậm nét lịch sử của ngành công nghiệp đường sắt thế giới. Hơn nữa, tuyến đường sắt tại Việt Nam dài hơn và có độ dốc lớn hơn của Thụy Sĩ. (Đường sắt răng cưa Việt Nam dài 84km; đường sắt răng cưa Thụy Sĩ dài gần 25km).

Con đường sắt răng cưa nối liền Phan Rang - Đà Lạt được khởi công vào năm 1908 theo lệnh của Toàn quyền Paul Doumer. Mãi đến năm 1932 mới chính thức được đưa vào hoạt động. Đường sắt này một thời là cầu nối giữa miền biển Nam Trung Bộ với thành phố du lịch Đà Lạt trên cao nguyên Lâm Viên.

Tuy nhiên, từ năm 1972, do tình hình chiến sự ác liệt tại miền Nam khiến cho việc vận chuyển của đường sắt gặp nhiều khó khăn. Đến năm 1975 thì tuyến đường sắt này chính thức dừng hoạt động và tháo dỡ.

Chuyến tàu tương tác văn hóa đầu tiên trên thế giới

Với dự án phục hồi tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt lần này, Crystal Bay và các đối tác sẽ triển khai Chuyến tàu di sản Đông Dương - Chuyến tàu tương tác văn hóa đầu tiên trên thế giới. Chuyến tàu đặc biệt này như một "sân khấu sống, bảo tàng sống", đưa du khách ngược dòng thời gian, đắm chìm, tương tác và sống lại thời kỳ văn hóa từ hơn 100 năm trước.

Ngày 23/04, Tập đoàn Du lịch Crystal Bay cùng các đối tác hàng đầu trong nước và quốc tế trong lĩnh vực đường sắt như: Công ty Cổ phần giải pháp kinh doanh Corex, Công ty CP tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT cùng các chuyên gia đường sắt Pháp đã ký hợp đồng tư vấn dự án khôi phục tuyến đường sắt huyền thoại này.

Tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt nối biển với cao nguyên. Các đơn vị liên quan hy vọng qua dự án này, du khách không chỉ được trải nghiệm một cung đường độc nhất vô nhị tại Châu Á. Mà đi kèm theo đó còn là vô số các dịch vụ trải nghiệm tại mỗi nhà ga, tạo nên tính hấp dẫn đầy thú vị của các điểm đến phía Nam miền Trung và Tây Nguyên.

Bà Nguyễn Hoài Thu, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần giải pháp kinh doanh Corex, đơn vị tư vấn, quản lý điều phối dự án khôi phục tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt nhấn mạnh:

"Phục hồi tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt giúp nâng tầm du lịch, thu hút du khách trải nghiệm, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có tuyến đường đi qua. Trong đó đặc biệt là Lâm Đồng với thế mạnh du lịch cảnh quan núi và Ninh Thuận với du lịch biển".

Kiến trúc sư Emmanuel Livadiotti  - Giám đốc Công ty TNHH MAP3 - Đại diện nhóm chuyên gia tư vấn từ Tổng công ty đường sắt Pháp và Viện thiết kế các công trình đường sắt Pháp chia sẻ:

"Khi nhận được yêu cầu từ Crystal Bay, chúng tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu kiến trúc các toa tàu cách đây 100 năm. Từ đó, chúng tôi đưa ra các ý tưởng thiết kế không chỉ bảo tồn được những nét kiến trúc độc đáo mà còn tái hiện lịch sử đậm dấu ấn thời gian giúp khai thác hiệu quả tiềm năng của tuyến đường".


ADVERTISEMENT