share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

The Art Corner Cùng tìm hiểu những sự thật về ''biếng nhác'' để cuộc sống trở nên tốt hơn


ADVERTISEMENT

''Tôi biết mình cần phải làm gì để theo đuổi mục tiêu, nhưng dù có tự nhắc nhở bản thân như thế nào đi chăng nữa, tôi cũng không thể thực hiện được! Có phải vì tôi quá biếng nhác không?'' - dường như ai cũng đã từng chỉ trích bản thân mình vì đã như thế. Tuy nhiên, bạn có biết được sự thật đằng sau những vấn đề này là gì không? Trong bài viết này, hãy để WOWWEEKEND cùng bạn khám phá bí mật đằng sau sự biếng nhác - trạng thái thường gặp ở tất cả mọi người!

Tại sao chúng ta biếng nhác?

Sự biếng nhác có thể là một cơ chế đối phó tiêu cực với chứng trầm cảm và lo lắng. Trạng thái này phổ biến hơn nhiều so với những rối loạn trong tính cách con người, ngay cả những người năng động và chăm chỉ nhất cũng có lúc cảm thấy biếng nhác. Nếu biếng nhác là đặc tính xấu, vậy tại sao trạng thái này lại phổ biến như vậy?

Thực tế, sự biếng nhác xuất phát từ nhiều nguyên do mà cốt yếu không phải vì ai đó quá lười để làm một việc gì mà thật ra có thể bắt nguồn từ những việc như cảm thấy áp lực hay căng thẳng một cách quá tải; sự trì hoãn và sao lãng trong cuộc sống; cảm giác thiếu tự tin, thiếu cảm hứng, trách nhiệm hay sự quan tâm đến mọi vấn đề xung quanh. Đồng thời, các vấn đề như thiếu sự hỗ trợ tinh thần, thiếu tính kỷ luật tự giác hay nỗi sợ hãi về thất bại cũng là tiền đề để cơn biếng nhác trỗi dậy.

Biếng nhác, tâm lý

Nếu bạn tự cho mình là ''biếng nhác'', hãy cố gắng xem hành vi của mình là triệu chứng của một vấn đề và tìm cách giải quyết. Trên hết, hãy cố gắng ngừng chỉ trích chính mình. Phần lớn những người tự cho mình biếng nhác thường cảm thấy bị mắc kẹt trong chính hành vi của họ. Hãy giải quyết các vấn đề cơ bản để cơ thể cũng như tâm trí bạn được giải phóng.

Mặc khác, bạn cũng có thể xem biếng nhác như một cơ hội để bạn đánh giá về bản thân, đồng thời cho phép bản thân trải nghiệm những cơ hội khác nhau trong cuộc sống. Không phải biếng nhác luôn mang đến những điều tiêu cực, ngược lại nếu nhìn theo hướng khách quan, biếng nhác sẽ giúp bạn có nhiều ý tưởng và dễ dàng thành công hơn.

Hal Cranmer đã từng viết về sự biếng nhác trong một cuốn sách mang tên In Defense of Laziness (Tạm dịch: Bảo vệ tính lười biếng) rằng: ''Sự biếng nhác có thể được biết đến là mặt trái của năng suất. Thay vì là dấu hiệu của quá trình kém hiệu quả và không có năng suất, biếng nhác có thể là kết quả của những việc làm thông minh nhằm tiết kiệm thời gian để trở nên nhàn rỗi một cách hợp lý. Hơn nữa, biếng nhác cũng có thể là yếu tố để phát triển khả năng suy luận của não bộ - để tạo ra giải pháp tốt nhất''.

Không phải sự biếng nhác nào cũng xấu:

1. Dễ dàng tìm thấy cách hiệu quả nhất để làm mọi việc

Thông thường, những người biếng nhác thường có nhiều sáng kiến vô cùng độc lạ. Họ sẽ không dành hàng giờ đồng hồ quý giá để tỉ mẩn làm một việc gì mà họ cho là “ngớ ngẩn”. Ngược lại, những người này có xu hướng dành càng ít thời gian càng tốt để hoàn thành mọi việc. Điều này khiến họ vận dụng năng lượng sáng tạo của bản thân để tìm ra cách khác thường để đem đến kết quả nhanh chóng và hiệu quả để tiết kiệm thời gian… làm tới làm lui.

Biếng nhác, tâm lý

2 . Luôn cân nhắc các lựa chọn thay thế

Là một người biếng nhác, bạn sẽ luôn nghĩ ra những phương án thay thế cho các tình huống đòi hỏi phải việc tiêu hao năng lượng quá nhiều. Bạn sẽ có một tâm trí cởi mở để trải nghiệm những điều mới mẻ và cho phép bản thân được thư giãn nhiều hơn. 

3. Không lãng phí năng lượng vào những cuộc phiêu lưu vô vọng

Biếng nhác, tâm lý

Đôi khi, sự biếng nhác sẽ giúp bạn tiết kiệm phần lớn thời gian vào những chuyện ''chẳng đâu vào đâu''. Những sự kiện kém hấp dẫn sẽ không làm bạn trở nên thích thú. Thay vào đó, bạn sẽ có xu hướng tập trung vào những điều làm bản thân cảm thấy hào hứng và say mê. Chính điều này lại tạo ra những thành tựu đáng kể thay vì rảnh rang hàng giờ đồng hồ chỉ để lướt facebook.

4. Tạo động lực cho người bên cạnh

Xét về khía cạnh khách quan, những người biếng nhác thực tế khá thú vị. Vì không muốn lãng phí thời gian để giải quyết những rắc rối chẳng đáng, họ sẽ luôn tìm ra một biện pháp hữu dụng và thông minh. Điều này vô tình kích thích sự hào hứng, tạo động lực cho những người bên cạnh về một giải pháp hữu hiệu mà không mất quá nhiều thời gian. Ngoài ra, sự biếng nhác cũng giúp bạn nâng cao ý tưởng của người xung quanh mình (thường là đồng nghiệp hoặc cấp dưới). Thay vì chấp nhận những kế hoạch cũ vì sự nhàm chán, mọi người sẽ phải ''động não'' để tìm những ý tưởng mới tốt hơn, điều này không chỉ mang lại hiệu quả cao trong công việc mà còn kích thích tinh thần tự giác cũng như tư duy của mọi người.

Cuộc sống với đầy rẫy lo toan khiến bạn đôi lúc sẽ cảm thấy mệt mỏi và chán chường. Điều này gây ra tình trạng biếng nhác hay không muốn làm bất cứ điều gì - ngoại trừ việc nằm đó, nhìn lên trần nhà và thở. Hoặc giả, vì có quá nhiều rào cản khiến việc đóng góp cho sự phát triển cá nhân và xã hội trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, không phải vì bạn đang ''bật chế độ biếng nhác'' nghĩa là bạn đang thất bại. Bạn chỉ đang nghỉ ngơi để lấy sức tiếp tục hành trình mà thôi. Bạn biết đấy, ai cũng được phép nghỉ ngơi - nhưng đừng để sự biếng nhác kiểm soát cuộc sống theo một hướng xấu đi là được.


ADVERTISEMENT