Explore Hành trình lặn thám hiểm sông ngầm trong Hang Sơn Đoòng
Hang Sơn Đoòng nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình – là một hang động được Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh khám phá và công bố là hang động lớn nhất thế giới trong năm 2009 – 2010, sau đó đã được đưa vào khai thác theo hình thức du lịch khám phá mạo hiểm từ năm 2013.
Thám hiểm bên trong một hang động có thể chứa được chiếc Boeing 747 – đây thực sự là một khung cảnh ngoài sức tưởng tượng với những khối thạch nhũ, măng đá khổng lồ treo trên trần hang động hoặc mọc lên từ mặt đất, nhìn từ xa trông giống như những sinh vật ngoài hành tinh với những hình thù kỳ lạ. Không chỉ có thế, bên trong hang còn có cả một khu rừng nguyên sinh – có lẽ bạn sẽ không tin rằng đó là sự thật cho đến khi bạn thật sự nhìn thấy nó ở trong Hang Sơn Đoòng! Sương mù luôn hiện diện và phủ kín khu vực này, do đó ở đây có điều kiện thời tiết khí hậu riêng, tách biệt hẳn so với khí hậu bên ngoài. Bạn có thể tìm thấy những hành lang hoá thạch xuất hiện ở đây, minh chứng cho sự sống tồn tại trong hang động cách đây hàng triệu năm. Với cách khai thác hạn chế số lượng người tham gia, số lượng người chinh phục thành công Hang Sơn Đòong hiện tại thậm chí còn ít hơn rất nhiều so với số lượng người đã từng đứng trên đỉnh Everest.
Cuộc lặn thám hiểm được thực hiện bởi nhóm chuyên gia lặn hang động giỏi nhất thế giới, thuộc Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng Gia Anh (một số chuyên gia đã từng tham gia lặn giải cứu đội bóng nhí Thái trong hang động ở Chieng Rai, Thái Lan năm ngoái). Hành trình lặn thám hiểm sông ngầm trong hang Sơn Đoòng là hành trình gian nan và thử thách vô cùng! Một nhóm chuyên gia lặn người Anh đã lặn xuống hồ nước trong Hang Sơn Đoòng gần hố sụt thứ nhất với sự hỗ trợ từ Oxalis. Trong điều kiện vô cùng khó khăn, họ đã lặn xuống độ sâu -77m, khiến cuộc chinh phục này trở thành hành trình lặn hang sâu nhất Việt Nam.
Trong điều kiện tầm nhìn hạn chế và xuống độ sâu đáng kể, nhóm thợ lặn đã gặp khó khăn trong việc tìm đường. Tuy vậy, hang động cũng được mở rộng thêm 60m.
Chuyến thám hiểm trong hồ lắng đột ngột rẽ sang trái và xuống rất dốc trong một đường hầm rộng lớn. Do tầm nhìn ngắn chỉ trong khoảng 2m, nên rất khó để tiếp tục. Điểm bắt đầu của hồ được đo ở độ sâu -93m và vẫn tiếp tục sâu hơn.
Các thợ lặn đã có thể xác định vị trí một mái vòm ở độ cao -60, tuy vậy mặt đáy vẫn còn ở độ sâu chưa xác định. Ở một số thời điểm trong chuyến đi, các thợ lặn cần phải có đến 2 giờ nghỉ vì lý do an toàn (giải nén), trước khi trở lại bề mặt. Nghe đến đây cũng đã đủ để thấy độ “khó nhằn” và thách thức như thế nào đối với tinh thần, lẫn thể chất của người thám hiểm.
Các thợ lặn đều sử dụng khí nén để lặn, vì vậy, những đoạn lặn sâu hơn sẽ gây rủi ro đáng kể. Để lặn sâu hơn vào hang, họ phải cần lên kế hoạch kĩ càng, lặn xuống độ sâu tới -120m và phải sử dụng các loại khí hỗn hợp đặc biệt, có chứa không khí và heli. Lặn đến độ sâu này đã là hành trình vô cùng thách thức và sẽ yêu cầu những đoạn lặn tới 5 giờ, chủ yếu để giải nén. Ngay cả khi các thợ lặn tìm được đường và bắt đầu trở lên mặt nước, họ vẫn sẽ phải dừng lại ở một số điểm vì lý do an toàn trước khi nổi lên khám phá những đoạn hang mới.