share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Explore Ký sự Putaleng (Phần 1)


ADVERTISEMENT

37km dòng dã đường bộ 2 đêm 3 ngày xuyên rừng nguyên sinh là hành trình trekking kỳ thú nhất mà tôi từng trải qua. Putaleng – 3049m, ngọn núi thứ 3 trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam, nằm cạnh ngọn Tả Liên Sơn, thuộc xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu.

Tuy không là “đỉnh cao chói lọi” nhưng chặng hành trình ấy thực sự là kỷ lục về độ dài và độ khó trong tất cả các núi chúng tôi từng trải qua. Sau cùng, qua chặng đường vắt kiệt sức lực thì nhận ra điều thú vị nhất là đã vượt qua chính mình, anh em bảo nhau “qua Putaleng rồi thì có khó khăn nào không vượt qua được chứ, cả năm sẽ nhiều hứng khởi lắm đây”.

Những hình ảnh đầu tiên của hành trình Putaleng, chúng tôi không đếm nổi chân mình vòng qua mấy con núi để tới được Putaleng

Lường trước chặng hành trình trước mắt, anh em xuất phát từ Hà Nội và chọn đi xe giường nằm để ngủ đêm giữ sức. Xe chạy thẳng từ Hà Nội quãng 10h đêm và 5h sáng có mặt tại hồ Thầu, Lai Châu. A Thành, porter chính đón chúng tôi và dẫn lên nhà anh, cũng là điểm bắt đầu trekking. Anh em có 2h nghỉ ngơi, sắp sửa lại đồ đoàn, ăn sáng trước khi vào cung trek.

Chọn mùa này đúng mùa đi rừng, không gặp phải bọn vắt khủng khiếp, trời khô ráo, ngày đường đầu tiên chúng tôi không gặp phải cơn mưa rừng nào nhưng đã được thử sức qua tất cả các loại địa hình. Đường mòn thì chẳng mấy, chủ yếu là dốc đất, vách đá cũng có, suối thì nhiều vô kể nên nhiều pha trượt lại như liều dopping cho anh em được cười lăn lộn, kể lại chắc không có từ tượng hình nào tả nổi.

Men theo suối mà đi, có quá nhiều suối ở cung Putaleng này thành thử anh em chẳng lo hết nước

Độ quãng chiều xế bóng thì tốc độ cả đoàn cũng bị kéo lùi bởi một số thành phần đã sức cùng lực kiệt, các quãng nghỉ chân dày hơn, ngồi giữa rừng hoang, nghe rõ từng tiếng thở hắt ra đằng tai. Bởi càng gần trạm dừng 2900m, đường dốc dựng đứng, chưa kể nhiều đoạn vừa đi vừa dò vì sợ sụt lún, mặt gần như cắm xuống đất, phải bước đúng vào bước chân đứa đi trước đã dùng gậy dò đường. Thỉnh thoảng gặp chướng ngại vật khiến anh em đu như khỉ, đúng trạng thái sử dụng tứ chi để vượt qua các thân cây cổ thụ lớn, đổ rạp nằm ngang giữa triền núi.

Hoàng hôn chiều cuối năm, đẹp tới nao lòng ngay cả khi đang không thở được

Càng đi sâu thì gần như quên mất ý nghĩ mình đang chinh phục đỉnh núi cao, lúc đấy như đã chuyển đổi trạng thái vật lý, bản năng sinh tồn trỗi dậy thì đúng hơn, chân bước sao cho an toàn và chỉ nghĩ sao cho tới được chạm dừng nghỉ vì quay đầu không còn là bờ nữa rồi. Thi thoảng, cũng gặp khúc đẹp mê hồn, cứ như con đường đầy hoa thơm, xác hoa đỏ lự rợp đường, còn chảy trôi theo khúc suối. A Thành cũng khéo léo ghê, nhiều đoạn không quá dốc, đem câu chuyện rừng già, đem các loài cây ra kể cả, khiến anh em cũng bị hút theo. Có những cây tán rộng ở tầng cao, thân cây lớn lừng lững, rêu bám xanh bám vàng cả cây, rồi có đoạn chẳng chịt thân dây leo tầng giữa và tầng thấp chủ yếu là thảo quả xanh mơn mởn.

Qua thung lũng này là chúng tôi tới trạm dừng nghỉ 2900m

Anh em hò nhau đi, nỗ lực chắc tới 200% cũng kịp tới bãi nghỉ 2900m trước khi trời tối. Mấy chị  em lúc này chỉ còn nước ngồi phệt xuống thở hồng hộc, anh em dư chút sức đi dựng lều và kiếm củi cùng porter để chuẩn bị bữa tối. So với bữa trưa nhồi nhét bánh mì thì bữa tối cũng thịnh soạn hơn hẳn, bọn gà quay béo tròn thơm lựng, thêm cả những dải sườn bì quay giòn tan, như bù đắp thêm protein để anh em đủ sức tiếp 2 ngày đường phía trước. Đúng là tinh thần rừng rú, mới lúc trước còn như mệt muốn chết thế mà sau đó lại nhộn nhạo hết cả lên, cứ như tiệc dã ngoại buổi đêm.

Lều đã được dựng tươm tất để đón năm mới

Giữa rừng sâu không bị đơn độc, có hẳn một đoàn hàng xóm cũng đang dựng lều, đêm đến các bạn ấy còn đốt pháo sáng ầm ĩ, cũng không khí ra trò. Sau màn vui bị quên mất mình đang nơi nao thì đêm xuống, hạ lưng nghỉ thì cơ thể mệt rã rời mới lên tiếng, lớp đệm mỏng của túi ngủ không thấm gì so với lớp rễ cây len lỏi ghồ ghề khắp nơi khiến tấm lưng càng thêm ê ẩm. Nạt nhau chán rồi cũng phải ngủ để mai còn tiếp tục “bò” chứ đâu phải “leo núi”.


ADVERTISEMENT