share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Reminiscence & Heritage Mảnh vụn ký ức về ngày Nhà giáo năm xưa


ADVERTISEMENT

Mấy hôm trước nghe một anh đồng nghiệp có con than thở về số tiền không nhỏ phụ huynh phải góp lại để biếu thầy cô mấy ngày lễ lộc cuối năm, kể cả ngày 20 - 11. Tôi chợt buồn, tất nhiên không phải là nỗi buồn hao tiền của những người phụ huynh kia.

Đọc Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, nhớ có đoạn: ''Học trò học nghề hay là học chữ, ở với người dạy cho mình đều có nghĩa thầy trò. Học trò phải kính trọng thầy, phải quý mến thầy, mà nhất là thầy dạy học chữ lại phải kính trọng hơn nữa.Học trò khi mới vào học gọi là nhập môn, phải kiếm buồng cau lạy yết kiến thầy hai lạy. Lúc học gặp khi mồng năm ngày Tết như Tết Nguyên đán, Tết Thanh minh, Tết Đoan dương, Tết Trung thu, mùa nào thức ấy hoặc cặp gà thúng gạo, hoặc đương mứt bánh trái, hoặc dăm ba quan tiền, tùy tình đa thiểu mà đem đến lễ thầy''.

Tôn sư trọng đạo vốn đã là cái tục bao đời, kể từ năm 1982 lấy ngày 20 - 11 làm ngày Nhà giáo Việt Nam như một dịp để kỷ niệm và tỏ lòng tri ân. Ấy vậy mà, ở một góc nhìn nào đó, nó lại trở thành gánh nặng cho người này và lợi lộc cho người kia.

Với riêng tôi ngày này luôn là những kỷ niệm đẹp đẽ nhất năm tháng cắp sách đến trường. Tuổi học trò mộng mơ khép lại, mở ra ngàn khung trời vạn nẻo đường đi, liệu có ai vẫn còn lưu giữ ký ức của những ngày 20 - 11 hồn nhiên năm xưa?

20-11, Nhà giáo Việt Nam, Kỷ niệm, thầy cô, học trò

Là bó hoa đầu ngõ ngày ngày chăm bón

Ôm chút suy tư đó, tôi hỏi anh bạn về ngày 20 - 11 đầu tiên của mình. Anh kể, năm đầu tiên đi học, nghe cô giáo dặn: “Mai là Ngày nhà giáo Việt Nam đó, các em hái hoa tặng cô nha.” Anh về chọn tới chọn lui, hỏi ý kiến của ba - cũng là một nhà giáo, rồi quyết định hái tặng cô mấy bông hồng gai vẫn ngày ngày được anh tưới chăm trước ngõ. Sự vui mừng và trân trọng khi nhận được bó hoa của cô, lưu giữ cho anh những ký ức và hình dung đầu tiên về ngày 20 - 11.

20-11, Nhà giáo Việt Nam, Kỷ niệm, thầy cô, học trò

Là tấm thiệp con tự tay tô vẽ

Ký ức ban sơ nhất về ngày 20 - 11 của tôi là tấm thiệp nhỏ có thơ, có tranh tự tay làm cho ngoại khi vừa biết chữ. Ngoại tôi là một cô giáo tiểu học, đã dành hết đời người để dạy học trò biết đọc biết viết. Bàn tay ngoại là tấm bảng con cho tôi luyện chữ hằng đêm, cũng là bàn tay nắn chữ cho không biết bao nhiêu thế hệ học trò. Hồi đọc Tony buổi sáng, tôi nhớ hoài câu chuyện cô giáo già: Một cô giáo già đã về hưu nhiều năm. Mỗi năm đến ngày 20 - 11 cô đều chuẩn bị một ấm trà ngon, gọn ghẽ tóc tai trang phục đón người trò cũ đều đặn ghé thăm. Rồi năm nay như mọi năm, cô đã chuẩn bị tươm tất từ sáng sớm, rồi đến chiều tà, chẳng có gì ngoài ngóng đợi của riêng cô… Câu chuyện cứ vậy mà hết, cứ vậy là lấy đi nước mắt của tôi. Hình ảnh cô giáo già làm tôi nhớ đến ngoại mình, có chút chua xót như khi xưa đọc bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên.

Mấy năm chưa lên Sài Gòn học tập, mỗi dịp 20 - 11 về thăm ngoại, đều thấy trên bàn đã có sẵn một lọ hoa tươi. Ngoại khoe có cô học trò đã lên đại học, nhưng không năm nào quên ghé thăm cô giáo đã dạy những nét chữ đầu tiên. Cô học trò năm đó đã lấy chồng xứ xa, còn nhớ chăng một người cô già đã rất tự hào về mình.

20-11, Nhà giáo Việt Nam, Kỷ niệm, thầy cô, học trò

Là tiếng nói nụ cười ngày cả lớp tụ tập thăm nhà thầy cô

Không chỉ riêng anh bạn kể trên hay riêng tôi có được những ký ức đẹp đẽ về ngày Nhà giáo Việt Nam, mà ắt hẳn trong mỗi chúng ta vẫn còn lưu giữ hồi ức về những ngày 20 tháng 11 rủ rê bè bạn đến thăm nhà thầy cô. Trên chiếc xe đạp cọc cạch thay phiên nhau đạp, đám học trò nhỏ chạy khắp nẻo đường quê, thăm hết nhà thầy rồi lại nhà cô. Cũng như bao nhà giáo khác, nhà cô thầy luôn được dọn dẹp tươm tất gọn gàng từ trước. Trên bàn được bày trà nước và một ít bánh trái, hoa tươi, gợi đến một chút không khí của “Mùng ba tết Thầy”.

20-11, Nhà giáo Việt Nam, Kỷ niệm, thầy cô, học trò

Và những món quà mọn đựng cái tình còn mãi với thời gian

Những món quà được gom từ tiền tiêu vặt của cả lớp, có khi là chiếc đồng hồ treo tường tặng thầy đơn sơ đạm bạc hay chai dầu gội mang mùi hương trên mái tóc của cô. Tuy giản dị, nhưng khuôn mặt tươi cười rạng rỡ của thầy, cô khiến chúng tôi đều hiểu rằng quà quý ở tấm chân tình.

Chợt nhớ đến chiếc tủ kính ở phòng khách nhà ngoại. Những món quà lưu niệm được học trò mang về từ khắp mọi nẻo đường đều được ngoại trưng ở đó bao năm nay. Cây bút bơm mực đã cạn khô, chiếc đồng hồ báo thức hết pin hay tượng chú mèo vẫy tay, theo tháng năm vẫn gọn gàng trong tủ. Đó là nơi lưu giữ niềm tự hào của ngoại về một thời gắn bó với nghề giáo, là cái tình của học trò trân trọng công ơn dạy dỗ, là lời cảm ơn cho mái tóc hoa râm và bao sáng sớm đêm khuya bà bỏ ra trên trang giáo án.

Năm trước vô tình nghe một anh ''giáo viên'' bày tỏ khi được hỏi về Ngày 20 - 11: ''Vui lắm, một đợt thưởng trong năm mà, tiền về ting ting liên tục''. Tôi có chút ngạc nhiên, vẫn chúc mừng anh có thêm một khoản phụ đạo với công sức bỏ ra, nhưng từ lúc nào ngày Nhà giáo chỉ còn quà và chữ tình lại trở nên nhạt nhoà như vậy.

Băn khoăn hỏi mẹ, được mẹ gửi cho mấy tấm ảnh ấm lòng. Mẹ tôi dạy trường làng, quà của mẹ có bó hoa giản dị hồng phối liễu, cuốn sổ họp kèm cây bút bi, tấm thiệp tay tự viết tự họa. Vẫn là những hình ảnh đẹp đẽ của trong ký ức của tôi, ngày nhà rộn ràng hơn khi học trò mẹ đến chơi, cuối ngày tôi cùng em gái háo hức mở quà và cùng mẹ đọc thiệp.

Tất thảy những hình ảnh vụn vặt đó, gom góp thành một đoạn ký ức về ngày 20 - 11 ngây ngô mà chân tình.

20-11, Nhà giáo Việt Nam, Kỷ niệm, thầy cô, học trò


ADVERTISEMENT