share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Music Người trẻ thích nghe nhạc xưa


ADVERTISEMENT

Thỉnh thoảng, đến những quán cà phê cuối tuần, bạn sẽ nghe chủ quán mở những bài hát của ngày xưa, từ nhạc Trịnh, nhạc xưa được remake, những bài hát thế kỷ trước... Không thể phủ nhận rằng người trẻ hiện tại đang có xu hướng trở về với những bài hát xưa cũ, bên cạnh những ca khúc đang thị hành trên các bảng xếp hạng âm nhạc Billboard, Apple Music, Spotify... Xu hướng này cũng dần trở nên phổ biến trên thế giới. Tại Hàn Quốc, khi bộ phim Hospital Playlist phát sóng với các bài nhạc phim là những bài hát của những năm 90 - 2000, các ca khúc này đã "hot" trở lại, lần lượt nằm trong danh sách của các bảng xếp hạng. Ở Việt Nam, sẽ không còn lạ lẫm khi bạn thấy một bạn trẻ thuộc lòng Diễm Xưa, Cát Bụi của Trịnh Công Sơn hay các những ca khúc từ thập niên 2000… 

Vậy tại sao người trẻ thường có xu hướng trở về quá khứ như vậy? 

Đơn giản vì nhạc xưa rất hay

nhạc xưa, người trẻ thích nghe nhạc xưa, âm nhạc, audio, nhạc trịnh

Nói nhạc xưa hay không có nghĩa là chê nhạc thời nay. Người trẻ tìm về với nhạc xưa vì mỗi dòng nhạc lại có một cái hay riêng. Tại sao những bạn trẻ Gen Z vẫn nghe nhạc Trịnh? Cái riêng tư trong nhạc Trịnh chính là cái mà mọi người bình thường đều có. Những ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đều dung dị, nhưng khi nghe lại ta cảm nhận rằng chúng được viết lên từ bao nhiêu tâm huyết. Cái hay của nhạc Trịnh là khi nghe, mỗi người chúng ta đều thấy chính mình ở trong đó. Câu từ đơn giản nhưng sâu sắc, thấm thía. Nhạc Trịnh, nghe thì cứ nghe thôi, không phân biệt tuổi tác. 

"Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động/ Làm sao em nhớ những vết chim di/ Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng/ Để người phiêu lãng quên mình lãng du…" 

Trong cái xô bồ của cuộc sống, giọng ca Khánh Ly đang hát mấy bài của nhạc Trịnh khiến người ta thấy lòng nhẹ tênh. 

Rồi đến khoảng năm 2017, dự án See Sing Share của Hà Anh Tuấn bắt đầu dẫn người nghe quay về âm nhạc những năm 2000. Ca khúc huyền thoại Người Tình Mùa Đông được nam ca sĩ thể hiện như đang nói chuyện thì thầm với người nghe, đã làm tan chảy bao trái tim. Hàng loạt các dự án âm nhạc bình mới rượu cũ được ra đời với sự thể hiện của những tên tuổi lớn: Phương Vy, Trúc Nhân hay gần đây còn có Bảo Anh, Dương Edward... thu hút hàng triệu lượt nghe trên các nền tảng âm nhạc. Hà Lê với những bài nhạc Trịnh mang màu sắc hiện đại trong dự án Trịnh Contemporary. Các ca khúc ngày xưa được thể hiện dưới bản phối mới từ giai điệu đến ca từ đều hay, khiến người ta có thể sống lại với những vùng trời kỷ niệm đã chiếm được cảm tình của khán giả tự khi nào không hay.

Nghe cái cũ để cảm nhận cái mới 

nhạc xưa, người trẻ thích nghe nhạc xưa, âm nhạc, audio, nhạc trịnh(Ảnh: Hà Lê Official)

Một số người không thích nghe những bản nhạc remake, họ thích đi tìm cái thuộc về quá khứ đúng nghĩa. Lâu lâu người ta thích nghe giọng Đan Trường hát Kathy Kathy, nghe Mắt Nai Cha Cha Cha của Hồng Ngọc, thậm chí, người ta còn tìm về những bản phối mấy chục năm về trước nữa, cái thời mà bản thu âm còn chưa được mượt mà, âm thanh đôi khi rè rè. Bản thu âm gốc của Thằng Cuội trước 1975 sau 2 tháng đăng tải đã có 150 nghìn lượt xem trên Youtube, nhiều video tổng hợp các bài hát từ thời bao cấp có gần 200 nghìn lượt xem, lướt xuống xem bình luận thấy không ít đến từ những người trẻ. 

Khi đi đâu cũng nghe nhà nhà mở nhạc thị trường, khi đã quá quen thuộc với nhạc điện tử, người trẻ cũng thấy… chán. Rồi họ nghe thử nhạc xưa vì thấy tò mò. Và rồi cũng nhận ra những cái mới mẻ từ những điều xưa cũ ấy. Cách thể hiện bài hát khác với hiện nay họ thấy mới, những ca sĩ của thế hệ trước mà thế hệ sau không biết đến cũng trở nên thật "mới". 

Và bản thân chính những bài hát "vang bóng một thời" ấy, khi đã sống mãi trong lòng người nghe mãi về sau thì tự thân nó chính là một điều mới mẻ, luôn có sức dẫn riêng. 

Nghe để thấy bản thân được chữa lành 

nhạc xưa, người trẻ thích nghe nhạc xưa, âm nhạc, audio, nhạc trịnh

Xu hướng nghe nhạc hoài cổ còn có thể được nhìn nhận dưới góc độ tâm lý. Theo nhiều nghiên cứu, những áp lực trong xã hội hiện đại, nỗi lo từ đại dịch Covid-19 đã khiến tỷ lệ người trẻ mắc các vấn đề tâm lý, căng thẳng, rối loạn lo âu. Âm nhạc chính là phương thức chữa lành vô cùng hiệu quả. Sự tự do, nổi loạn của nhạc jazz ngày xưa khiến người ta cảm thấy thoải mái hơn, tạm gác lại những âu lo thật sự cảm nhận cái hay của âm nhạc. Hay những bài hát cũ có giai điệu nhẹ nhàng, gợi nhớ những kỉ niệm đẹơp giúp xoa dịu những âu lo bên trong.

Hôm trước, tôi thấy đứa bạn mình chia sẻ ca khúc Một Cõi Đi Về do Chế Linh thể hiện. Cô ấy nói thật lạ là những tháng ngày ở nhà nghỉ dịch chỉ nghe những bài hát ngày xưa. Kỳ lạ ở chỗ là giai điệu, buồn da diết nhưng chính cô lại cảm thấy được chữa lành. Những ký ức xưa cũ hiện về, cô nhớ chiếc máy cassette cũ mà ông nội ngày trước hay mở, cô nhớ những chiều tưới cây sau nhà, ba hay hát nhạc của Chế Linh. Tất cả những kí ức đó không hẹn mà về, trở thành nguồn động lực để cô bạn vượt qua những ngày khó khăn. 

Cần một nơi để chia sẻ những tâm tư giấu kín 

nhạc xưa, người trẻ thích nghe nhạc xưa, âm nhạc, audio, nhạc trịnh

Bạn có thể thấy những người trẻ năng động, chăm chỉ tương tác trên mạng xã hội. Trông họ lúc nào cũng vui cười nhưng ít ai biết đằng sau vỏ bọc đó, họ là một thế hệ khép kín, cô đơn. Người trẻ luôn khát khao được tìm thấy một nơi để giãi bày những tâm tư của mình. Nếu không thể giãi bày, chỉ cần một nơi nói hộ lòng họ thôi cũng được. Những bản nhạc xưa chạy trên nền nhạc guitar đơn giản, ẩn chứa tâm tư của người hát, người sáng tác chạm đến trái tim người nghe, gợi nhắc đến ký ức vui vẻ bên những người chúng ta từng yêu quý. Khi nghĩ về nó, trong phút giây con người thấy vơi đi nỗi cô đơn. 

Có thể chính những nghệ sĩ sáng tác, thể hiện những ca khúc ngày xưa cũng không ngờ những ca khúc của mình có một ngày lại được thế hệ sau đón nhận như thế. Cho dù nhạc thị trường hiện nay có phát triển đến thế nào, thì những ca khúc cũ vẫn lan tỏa được sức hút mạnh mẽ và ngày một chinh phục nhiều bạn trẻ. 


ADVERTISEMENT