share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Reminiscence & Heritage Những ngôi nhà cổ "vang bóng một thời" ở miền Tây


ADVERTISEMENT

Từ lâu, những câu chuyện xưa luôn là đề tài hấp dẫn, gợi nên ký ức về một thời vàng son đầy biến động và thi vị. Cũng vì lẽ đó, các ngôi nhà cổ đã trở thành điểm dừng chân cho những ai mang trong mình tình yêu với lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc.

Mỗi viên gạch, mỗi cột kèo, mỗi đường nét chạm trổ đều như thì thầm kể lại chuyện đời, chuyện người – từ sự hưng thịnh của các gia tộc quyền quý, đến những giai thoại tình yêu, phong trào yêu nước, hay cuộc sống xa hoa một thuở.

Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ)

Tọa lạc tại số 144 đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ, nhà cổ Bình Thủy được xây dựng vào năm 1870 bởi gia tộc họ Dương. Ngôi nhà là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Pháp và phong cách truyền thống Nam Bộ. 

Bên ngoài, nhà mang dáng dấp biệt thự châu Âu với hàng rào sắt, cổng phụ Á Đông và các họa tiết đắp nổi. Bên trong, không gian thuần Việt với bàn thờ gia tiên, cột gỗ chạm khắc hình mai, lan, cúc, trúc. Kho đồ cổ và vườn lan nơi đây càng làm tăng sức hút cho ngôi nhà.

Nhà cổ Bình Thủy không chỉ là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia mà còn nổi tiếng làm bối cảnh cho nhiều bộ phim, trong đó có "Người tình" của đạo diễn Pháp. 

Ảnh: Tiffany Trần

Ảnh: Tiffany Trần

Ảnh: Mỹ Hân - Bửu Ngọc

Nhà cổ Trần Bá Thế (Cần Thơ)

Trong bộ phim Nhà Gia Tiên của đạo diễn Huỳnh Lập, bối cảnh chính được quay tại nhà cổ Trần Bá Thế, nằm trên cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. 

Ngôi nhà này được xây dựng vào năm 1918 và mang đậm nét kiến trúc truyền thống Nam Bộ kết hợp với phong cách phương Tây. Với thiết kế ba gian, mái ngói, vòm cửa trạm trổ phù điêu tinh xảo, cùng nội thất cổ kính như tủ thờ cẩn xà cừ, tranh kiếng Cửu Huyền Thất Tổ, bàn cẩm thạch và trường kỷ bóng loáng, ngôi nhà tạo nên không gian trang nghiêm, linh thiêng, phù hợp với chủ đề tâm linh của bộ phim .

Ngôi nhà cổ Trần Bá Thế không chỉ là một di sản kiến trúc quý giá mà còn là minh chứng sống động cho văn hóa và lịch sử của vùng đất Tây Nam Bộ.

Ảnh: Người Thốt Nốt

Ảnh: Người Thốt Nốt

Ảnh: Thanh Hạng

Nhà Công tử Bạc Liêu (Bạc Liêu)

Nằm tại số 13 đường Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu, là một trong những biệt thự cổ nổi bật của miền Tây Nam Bộ, gắn liền với tên tuổi Trần Trinh Huy – người được mệnh danh là “Công tử Bạc Liêu” nổi tiếng khắp lục tỉnh Nam Kỳ vào đầu thế kỷ 20. Ngôi nhà được xây dựng trong khoảng từ năm 1917 đến 1919 bởi ông Trần Trinh Trạch – một đại điền chủ giàu có thời bấy giờ, dành tặng cho con trai khi ông vừa tròn 19 tuổi. Kiến trúc sư người Pháp thiết kế ngôi nhà theo phong cách châu Âu cổ điển, với toàn bộ vật liệu xây dựng và nội thất được nhập khẩu từ Pháp. 

Ngôi biệt thự hai tầng này mang gam màu vàng kem, nổi bật hệ thống cửa sổ lớn cùng các nội thất bên trong được bài trí công phu. Những vật dụng như bàn ghế gỗ xà cừ, giường khảm xà cừ, đồng hồ cổ, bình hoa quý và cầu thang gỗ uốn lượn mềm mại… đều phản ánh rõ nét lối sống vương giả, xa hoa của giới thượng lưu miền Nam thời bấy giờ.

Nhà Công tử Bạc Liêu còn gắn với nhiều giai thoại nổi tiếng về phong cách tiêu tiền "không đếm" của Trần Trinh Huy – người từng đốt tiền để nấu nước pha trà, thuê cả ban nhạc Pháp về chơi trong các buổi tiệc sang trọng,…

Ảnh: Công tử Bạc Liêu

Ảnh: Công tử Bạc Liêu

Ảnh: Thám hiểm Mê Kông

Nhà Bạch công tử (Tiền Giang)

Tọa lạc tại số 62 đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 3, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, ngôi nhà được xây dựng vào khoảng năm 1925–1926 bởi ông Lê Công Phước, người được mệnh danh là “Bạch Công Tử” – một trong hai nhân vật nổi tiếng bậc nhất miền Nam đầu thế kỷ 20, bên cạnh Trần Trinh Huy (Công tử Bạc Liêu). Với diện tích hơn 322 m² nằm trong khuôn viên rộng đến 4.000 m², ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Roman châu Âu pha lẫn yếu tố truyền thống Nam Bộ, nổi bật với những hàng cột lớn, các khung gỗ quý và nội thất được trang bị cầu kỳ, phản ánh lối sống vương giả và đậm chất nghệ sĩ của chủ nhân.

Không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp kiến trúc, nhà Bạch Công Tử còn gắn liền với nhiều giai thoại đặc sắc. Nổi bật nhất là những câu chuyện “đấu tiền” giữa ông và Công tử Bạc Liêu – nơi mà sự giàu sang được thể hiện qua độ chịu chơi và phóng khoáng. Trong một lần cùng đến một rạp hát, khi Bạch Công Tử thấy đối thủ mua hết vé hàng ghế đầu để ngồi một mình, ông đã thuê luôn cả gánh hát diễn riêng tại nhà mình suốt nhiều đêm liên tiếp, khiến giới thượng lưu thời đó không khỏi trầm trồ. 

Sau gần một thế kỷ, nhà Bạch Công Tử vẫn giữ được những đường nét kiến trúc nguyên vẹn, là minh chứng sống động cho một thời kỳ hoàng kim của giới quý tộc miền Nam. Ngôi nhà hiện đã được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp tỉnh vào năm 2016 và trở thành một điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Tiền Giang.

Ảnh: Thám hiểm Mê Kông

Ảnh: Quang Hảo

Nhà cổ Huỳnh Phủ (Bến Tre)

Nằm tại xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre,ngôi nhà được xây dựng vào khoảng năm 1890 bởi ông Huỳnh Ngọc Khiêm – một điền chủ giàu có gốc Trung Bộ. Nhà Huỳnh Phủ mang phong cách kiến trúc truyền thống pha trộn giữa lối nhà rường Huế và một số chi tiết ảnh hưởng từ kiến trúc Pháp. Công trình gồm ba gian hai chái, kết cấu xuyên trính hình chữ nhật, mái lợp ngói âm dương và nền nhà cao khoảng 70cm được kè bằng đá xanh. Nội thất bên trong sử dụng nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, căm xe, với hệ thống 48 cột gỗ tròn nguyên khối, chạm khắc hoa văn tinh xảo theo nghệ thuật điêu khắc dân gian. 

Không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc, nhà cổ Huỳnh Phủ còn là minh chứng cho sự phát triển thịnh vượng của tầng lớp điền chủ Nam Bộ cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, đồng thời gắn với nhiều câu chuyện lịch sử đáng chú ý trong phong trào yêu nước. Năm 2011, công trình này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. 


Ảnh: Du lịch Bến Tre

Ảnh: Du lịch Bến Tre

Ảnh: Hoàng Phương - Ngọc Phan


>>Xem thêm: Ghé thăm Làng Chài Cửa Vạn - viên ngọc ẩn mình giữa kì quan thiên nhiên


ADVERTISEMENT