share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Reminiscence & Heritage Sài Gòn, ngày tháng cũ


ADVERTISEMENT

Thưởng thức Sài Gòn không từ một chuyến đi nào cả mà tôi dần dà hiểu qua mỗi lần trở đi trở lại. Ngỡ Sài Gòn hoa lệ giàu có, nơi dễ tìm kiếm những nhãn hàng thượng hạng, rồi lại có lúc thấy Sài Gòn ồn ã, lúc nào cũng một hợp âm ầm bởi hàng tỷ tỷ thứ thanh âm của nhịp sống gấp năm bảy lần Hà Nội… và len lỏi giữa Sài Gòn… thấy những ngày tháng cũ. Chắc là Sài Gòn mà tôi kiếm tìm đây rồi… bỗng thấy yêu thêm nhiều.


Nhận ra Sài Gòn đáng mến từ những hòm thư này

Rõ là vẫn có một Sài Gòn nhỏ bé bình yên lắm, cứ thế tồn tại khi tất cả đang đổi thay mỗi ngày. Lúc này sao thấy Sài Gòn dung dị, thuần khiết thế chứ, có đi giữa cái ồn ã kia cũng không mảy may khó chịu. Mà không hẳn chỉ trong những con hẻm mới tìm thấy những thứ cũ kỹ ấy, ngay mặt tiền đường Trần Hưng Đạo, quán chay Tín Nghĩa đã được truyền lại qua ba đời, gần trăm năm khiến một kẻ Bắc như tôi thực sự ngỡ ngàng khi lần đầu được biết tới.Đó là khi rời khỏi buổi họp ở tòa nhà chung cư cũ được cải tạo thành nơi làm việc của dự án, nhẩn nha đứng chờ xe thấy dãy dài hai hàng hòm thư của từng cơ quan được gắn ngay ngắn trên tường, khiến không khỏi liên tưởng tới thời tem bưu chính, chú bưu tá đạp xe vào tới sảnh phanh tới kít, chả kịp dựng chân chống mà xuống xe, với tay thả thư vào từng địa chỉ, không quên cười xòe một cái chào bà cụ hàng nước.

Rõ là vẫn có một Sài Gòn nhỏ bé bình yên lắm, cứ thế tồn tại khi tất cả đang đổi thay mỗi ngày. Lúc này sao thấy Sài Gòn dung dị, thuần khiết thế chứ, có đi giữa cái ồn ã kia cũng không mảy may khó chịu. Mà không hẳn chỉ trong những con hẻm mới tìm thấy những thứ cũ kỹ ấy, ngay mặt tiền đường Trần Hưng Đạo, quán chay Tín Nghĩa đã được truyền lại qua ba đời, gần trăm năm khiến một kẻ Bắc như tôi thực sự ngỡ ngàng khi lần đầu được biết tới.

Biển hiệu tiệm cơm chay Tín Nghĩa, chỉ cổ mà không cũ

Cái ấn tượng đầu tiên sẽ mãi không quên. Đó là cả không gian quán, những vật dụng bàn ghế bát đĩa cho tới những con người bán hàng nơi đây… tất cả đều như một cảnh phim từ những năm 80   - 90, là theo tưởng tượng của một đứa thế hệ sau như tôi, còn quán đã được gần trăm năm thì tôi không hình dung nổi. Nhưng đặc biệt nhất là cái xưa ấy không hề cũ, những chiếc bát nhựa phíp, những tấm khăn trải bàn bằng nylon đều mới nguyên và thực sự rất tươm tất, sạch sẽ.

Bữa cơm ngọt lành với những món ngon thuần chay

Những món ngon thuần chay đều được đặt tên theo đúng rau củ, nấm, đậu hũ… và vị ngon thì đậm đà vô cùng. Chưa kể người phục vụ đều là các bác, các ông bà nhuần nhị, từ tốn nhưng rất chuyên nghiệp vốn như những con người thầm lặng giữ một nét đẹp cho đời.

Những thứ lâu đời của Sài Gòn này hẳn phải rất chất thực chẳng sai, không lẽ gì mà nó vẫn tồn tại tốt như vậy và tôi lại nghĩ tới những con người đã giữ được điều đó, có thể họ cố hữu, họ không chấp nhận những thứ mới đầy lai tạp nhưng vẫn vui vẻ sống “tốt” như mình vốn là. Những con người ấy đôi khi trông hơi khó coi hay có thể buông lời khó nghe với những thực khách khiến họ phật ý nhưng họ là người bán hàng “có tâm” lắm lắm.

Từ quán sinh tố ngoảnh sang bức tường xù xì thấy một Sài Gòn cũ giữa phố Nguyễn Huệ

Như hai cô bán sinh tố trong con hẻm cạnh 47 Nguyễn Huệ ấy, mọi người hiếm tìm được nụ cười của các cô nhưng mà có dịp ngồi nghe cô kể chuyện về các món cô làm mới thấy chắc khó tìm được quán thứ hai như vậy. Ôi, có ai bọc từng quả ổi đào bé xíu trong từng chiếc nylon để giữ cho nó mùi thơm tươi khi ép lấy nước, có ai nhặt từng quả chùm ruột để sên… cô say sưa kể từng công đoạn cô làm sinh tố, thạch hoa quả, nước ép dâu tằm tươi như thế nào.

Các cô thu mình lại ở căn nhà trong hẻm giữa con đường đắt giá nhất Sài Gòn này nhưng là để miệt mài cần mẫn với những thức ngon tươi rói, có lẽ nhất định không thiếu sót một khâu chế biến nào trong công thức gia truyền được để lại từ cả nửa thế kỷ trước. Hạnh phúc lắm thay khi được biết đến một Sài Gòn những ngày tháng cũ như vậy….khiến không khỏi nhớ về giọng ca Khánh Ly và những khúc nhạc tình.


ADVERTISEMENT