share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Tips & Advice 03 cách để "cách ly" với cơn lười


ADVERTISEMENT

Chúng ta vẫn thường luôn mặc định và quan niệm rằng một thói quen được hình thành dựa trên số lần lặp đi lặp lại của một hành động, có thể là 20 lần, 80 lần hay 100 lần. Tuy nhiên, dù đã thực hiện rất nhiều lần nhưng không hiểu vì sao “con sâu lười” vẫn luôn rình rập, ngăn cản bạn hoàn thành công việc mà mình cần làm. Thậm chí, bạn có thể đã tham khảo rất nhiều và bị mắc kẹt bởi hàng tá những lời khuyên, chỉ dẫn, những tips ngắn trong các cuốn sách self-help nhưng vẫn không thể thay đổi được. Hãy tham khảo 03 cách dưới đây để giúp bạn “cách ly” với cơn lười một cách hiệu quả hơn. 

Ảnh: Shutterstock

Đừng cố tạo thêm áp lực cho bản thân

Chúng ta thường tự nghĩ ra rất nhiều mục tiêu nặng nề thậm chí tiêu cực để ép bản thân làm một việc gì đó, nghĩ đến hậu quả không hay sẽ giúp chúng ta sợ và bắt tay làm việc ngay. Nhưng không, phương pháp này không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng. Việc đặt ra những mục tiêu quá sức có thể làm bạn cảm thấy không thoải mái, chán nản, mất đi động lực hoàn thành công việc. Vì vậy hãy đặt ra những mục tiêu vừa sức để bản thân có thể thoải mái, hào hứng thực hiện. Bạn tập thể dục để có sức khỏe tốt chứ không phải để đạt cột mốc “vòng eo 56 như Ngọc Trinh” hay có thân hình quyến rũ như các nàng mẫu Victoria's Secret. Bạn học tập, làm việc vì đó là trách nhiệm mà bạn phải làm, là việc tất yếu của một ngày thay vì nghĩ rằng nếu không học tập thì giáo viên của bạn sẽ chì chiết hay sếp của bạn sẽ mắng mỏ, trừ lương. Hãy cố gắng thoải mái, đừng để đầu óc căng thẳng, có như vậy, chúng ta mới có được nguồn năng lượng tích cực sẵn sàng bắt tay vào công việc.

Tạo thêm áp lực chỉ khiến tinh thần bạn thêm tiêu cực.
Ảnh: Shutterstock

“Ngày mai sẽ tồi tệ hơn nếu hôm nay bạn không làm”

Luôn có một bài ca mà ngày nào chúng ta cũng lặp đi lặp lại mỗi khi bị con sâu lười chiếm hữu đó là “ngày mai làm cũng được'', song chúng ta nên chấp nhận một sự thật đáng buồn rằng, những việc mà hôm nay chúng ta không làm và tiếp tục tích tụ vào hai chữ “ngày mai” sẽ chẳng giúp tình hình trở nên tích cực hơn. Ngày mai của chúng ta sẽ trở nên tồi tệ với núi công việc chưa làm còn cao hơn cả đỉnh núi Everest và rồi chúng ta sẽ lại...không xử lí chúng. Việc trì trệ những công việc của ngày trước đó không chỉ là cái cớ để bản thân lười thêm một chút mà còn khiến chúng ta mất đi năng lượng sống tích cực, chán nản vì cảm thấy có một núi công việc cao đồ sộ, chẳng có thời gian nghỉ ngơi.

Bạn có thể phát điên vì nghĩ đến một “ngày mai” có quá nhiều việc. 
Ảnh: Shutterstock

Thói quen không chỉ được hình thành dựa trên số lượng

Chúng ta luôn nghĩ rằng để “cách ly” với con sâu lười cần hình thành một thói quen được lặp đi lặp lại thật nhiều lần. Nhưng điều này có lẽ không hẳn đúng, đâu ai đảm bảo rằng bạn sẽ siêng năng, yêu thích việc tập thể dục sau 20 ngày kiên trì không ngừng nghỉ, hay đâu ai chắc chắn rằng sau 30 ngày tập viết nhật ký thì qua ngày 31 bạn sẽ yêu thích việc viết nhật ký và cho rằng mình không thể không làm việc này trong cuộc sống của mình. Việc hình thành một thói quen không chỉ dựa vào số lượng hành động ta lặp lại mà nó còn thuộc về cách mà ta nhìn nhận nó có phải là hoạt động hiển nhiên cần có trong một ngày của mình hay không. Vì vậy, đừng cố gắng gượng ép bản thân phải làm một điều gì đó thật nhiều, 80 lần hay 100 lần, mà hãy nhìn nhận nó một cách thoải mái, hiển nhiên phải có trong cuộc sống của chúng ta.

Đừng cố thực hiện đủ số lượng hành động lặp lại để hình thành thói quen. 
Ảnh: Shutterstock

Việc kháng cự lại với cơn lười luôn là một trong những vấn đề nan giải mà chúng ta phải đấu tranh từng ngày, từng giờ, từng giây, từng phút, nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả. Dù biết rằng nó không chỉ vừa gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc mà còn làm tinh thần của chúng ta không thể thoải mái, tích cực. Bài viết này có thể không giúp bạn dứt bỏ cơn lười liền ngay lập tức, nhưng có thể giúp bạn phần nào suy nghĩ thoáng hơn và hiểu rõ hơn về cách thức mà cơn lười của bạn hoạt động để rồi từ đó dần dần thay đổi cách nghĩ và tìm ra được cho bản thân phương pháp hợp lý để “cách ly” với cơn lười. Hãy nhớ rằng, mọi quyết định luôn nằm ở bạn!


ADVERTISEMENT